Đừng ăn khoai lang khi mắc bệnh thận!
Có thể ví rằng khoai lang là một “cường quốc” về dinh dưỡng. Đối với người khỏe mạnh, ăn khoai lang hàng ngày hoặc một vài lần trong tuần rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thận, khoai lang có thể gây tác hại khôn lường.
Chức năng của thận
Thận hoạt động như một hệ thống lọc để loại bỏ các chất dư thừa và chất thải trong cơ thể của bạn. Thận cũng loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể; duy trì sự cân bằng chất lỏng và chất điện phân và đóng một vai trò quan trọng trong việc giải phóng hormon điều tiết huyết áp. Thận khoẻ mạnh thực hiện các chức năng sinh hóa quan trọng liên tục và không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu thận yếu không có khả năng lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể hiệu quả và thực hiện các công việc với tốc độ chậm. Điều này dẫn đến sự tích lũy chất dinh dưỡng chứ không phải lọc, có thể gây ra những tác hại nguy hiểm. Chẳng hạn như vitamin và khoáng chất dư thừa trong máu của bạn tăng tốc độ tổn thương thận và dẫn đến tổn thương cơ quan khác, cơ thể sưng và huyết áp cao.
Nguồn dinh dưỡng chứa có trong khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin và khoáng chất, ít chất béo và giàu chất xơ.
Khoai lang rất giàu vitamin và khoáng chất. Thông thường, một loại thực phẩm như khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng, ít chất béo và giàu chất xơ, phù hợp cho chế độ ăn uống lành mạnh. Nguồn vitamin A và vitamin C; và khoáng chất như kali và canxi chứa trong khoai lang cũng rất tốt.
Đối với người mắc bệnh thận, việc kiểm soát chế độ ăn uống là điều hết sức cần thiết và lượng thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng vì chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Đặc biệt là phải kiểm soát lượng thức ăn chứa nhiều kali và vitamin A, hai chất dinh dưỡng hàng đầu có trong khoai lang.
Video đang HOT
Kali, vitamin A và bệnh thận
Thận yếu không thể loại bỏ lượng kali dư thừa nhanh chóng ra khỏi cơ thể bạn và lượng kali dư thừa có thể gây ra tác hại nguy hiểm bao gồm suy nhược, rối loạn nhịp tim hoặc đau tim. Khi bạn bị bệnh thận, nồng độ kali luôn được kiểm tra hàng tháng và luôn phải duy trì nồng độ kali ở chế độ an toàn. Chỉ cần cung cấp lượng kali vừa đủ trong chế độ ăn uống hang ngày mà không cần tăng nồng độ trong máu quá cao.
Vitamin A là nguồn quan trọng để bảo vệ các hệ thống miễn dịch và sức khỏe tế bào, cũng phải được giới hạn trong chế độ ăn uống cho những người mắc bệnh thận. Mức độ độc hại của vitamin A, dẫn đến phù nề hoặc tổn thương gan, thận lọc kém.
Theo Doisongphapluat
Hại xương, thiếu máu não vì đi giày cao gót
Thường xuyên đi giày cao gót lại sẽ làm gia tăng tình trạng chấn thương chân mà nhiều chị em chưa biết tới.
Ảnh minh họa: Internet
Không nghĩ giày cao gót là "thủ phạm" hại sức khỏe
Chị Đặng Hoàng Lan Anh - 36 tuổi giáo viên chia sẻ chị không cao nên luôn có thói quen đi giày cao gót để tự tin hơn trong công việc. Kể cả đi chợ hay bất kể có công việc gì khi phải ra ngoài thì đôi giày cao gót không thể thiếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây chị thấy từ đầu gối chân trở xuống gan bàn chân đau buốt, phù nề, nhiều lúc mỏi chân... Tưởng do bị xương khớp, chị lấy nước ấm ngâm chân nhưng không thấy hiệu quả.
Sau khi đi khám, chị được bác sĩ kết luận là bị bệnh giãn tĩnh mạch, nguyên nhân có thể là do mang giày cao gót liên tục trong thời gian dài.
Hay trường hợp bạn Lê Huyền Trang, 25 tuổi làm công tác hành chính (La Khê- Hà Đông), cũng phải chịu hậu quả của việc đi giày cao gót quá nhiều. Do hạn chế về chiều cao chưa được 1m50 và đặc thù công việc nên chị Trang thường xuyên phải đi giầy cao gót.
Nhưng gần đây, chị thấy dấu hiệu đau các đầu ngón chân và nhức mỏi ở các bàn cả bàn chân. Bác sĩ khám cho chị cũng chẩn đoán nguyên nhân có thể do chị đi giày cao gót liên tục và chân bị bó quá mức.
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia xương khớp Châu Âu, nếu đi giày cao gót trên 10 cm mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần người đi dép bệt.
Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Thành, Bệnh viện Việt Đức, đi giày cao gót nhiều có thể gây ra một số bệnh mà chị em chưa để ý như đau nhức cột sống, viêm sưng tấy ngón chân, chai chân, sưng và biến dạng ngón chân, viêm khớp mãn tính và hàng trăm nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn khác cho sức khỏe đều có thể bắt nguồn đôi giày cao gót.
Nếu các bạn để ý sau một thời gian ngắn đi giày cao gót bạn sẽ thấy hai chân của mình xuất hiện những nốt chai sần xù xì. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn. Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó, bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.
Một đôi giày cao gót chênh vênh sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, kéo căng và xê dịch liên tục khi nó buộc phải nâng đỡ cả trọng lượng cơ thể. Nó khiến việc lưu thông máu từ chân lên toàn bộ cơ thể bị cản trở, góp phần làm gia tăng căn bệnh nhức đầu, chóng mặt do thiếu máu và ôxy lên não.
Nhiều tác hại từ giày cao gót
Theo BS Thành, bình thường bàn chân của chúng ta hoạt động như một cái lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đứng hay đi lại.
Khi đi giày cao gót, bạn đã chuyển phần lớn trọng lượng cơ thể của mình vào các đốt xương ngón chân vốn rất yếu ớt. Sự dịch chuyển bất ngờ từ gót chân xuống ngón chân buộc bạn gò bàn chân và bước đi ngắt quãng. Việc đi lại cà nhắc như thế này kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh.
Cũng theo BS Thành, khi mang giày cao gót, các cơ đùi phải hoạt động, làm nhiều, tăng sức ép cho khớp gối. Trong khi đó đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể nó được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Vì vậy, thường xuyên sử dụng giầy cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương dẫn đến đau nhức chân và lan xuống các gan bàn chân.
Đi giày cao gót khiến bạn có thể gặp phải các chấn thương không đáng có như bị vấp ngã, bị gãy gót do va quệt mạnh...
Với phụ nữ làm việc trong các công sở thường xuyên đi giày cao gót thì ngoài việc máu bị dồn gây đau nhức chân, còn bị căng cơ lưng, gây áp lực cho phần xương sống. Do đó, tình trạng chấn thương, đau nhức lưng, bả vai cũng gia tăng.
Nhất với phụ nữ mang thai tuyệt đối không được mang giày cao gót. Vì khi người phụ nữ mang bầu trọng lượng cơ thể tăng lên trong khi đó đôi giày cao gót chênh vênh sẽ mối hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, nhiều chị em chưa biết đến đi giày cao gót thường xuyên ảnh hưởng vấn đề sinh sản của chị em vì khi đi giày cao gót, gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, bàn chân có tác dụng như một "đòn" giảm xóc cho cơ thể nhưng cũng không thể chịu được trọng lượng cơ thể quá lớn một cách thường xuyên. Việc gồng gánh này sẽ gây nguy hại cho hệ thống niệu sinh dục, dẫn tới sự thay đổi bên trong của các cơ quan. Máu có thể lưu thông không đều đến xương chậu, hoặc làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh dẫn đến khả năng sinh sản kém.
Nếu chúng ta đi bộ trên giày cao gót cũng làm cứng gân gót chân và khiến bắp chân bị kéo căng càng làm gia tăng đau nhức thậm chí phồng rộp.
Theo lời khuyên các chuyên gia về xương khớpchúng ta nên chọn những đôi giày vừa với chân, độ cao vừa phải để tạo cảm giác thoải mái để không ảnh hưởng vấn đề về xương khớp.
Chăm sóc đôi chân thường xuyên bằng việc ngâm chân mỗi ngày với nước ấm, muối... để đôi chân được mền mại và giảm bớt đau nhức.
Không nên đi giày cao gót ở địa hình gồ gề tránh việc bị vấp ngã ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo MASK online
Nguy hại 'chết người' từ dưa muối với bà bầu? Bà bầu bị cao huyết áp, bệnh thận hoặc phải kiêng muối không nên ăn quá nhiều dưa muối vì có hàm lượng muối cao. Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác...