Dùng ấm siêu tốc kiểu này rất nguy hiểm: Lỗi đầu tiên nhiều gia đình vẫn đang làm
Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Trong cuộc sống hiện đại, ấm siêu tốc đã trở thành một thiết bị gia dụng quen thuộc trong nhiều gia đình. Thiết bị nhỏ gọn này giúp việc đun nước nóng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng ấm siêu tốc tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu chúng ta mắc phải những sai lầm dưới đây.
1. Đun quá nhiều nước
Nhiều người đổ đầy ấm siêu tốc để đun được nhiều nước cùng một lúc. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn. Nếu chúng ta đổ quá nhiều nước vào ấm, nước sẽ tràn ra khi sôi và chảy xuống dưới.
Chân đế là vị trí quan trọng. Nước lọt vào khu vực này sẽ dễ gây đoản mạch, có thể là nguyên nhân gây ra cháy nổ, rất nguy hiểm.
Ngoài ra, nước sôi trào ra có thể gây bỏng cho người đứng gần đó. Vì vậy, khi đổ nước, không nên đổ đầy ấm siêu tốc. Bạn có thể để ý thành trong của ấm. Nó sẽ được đánh dấu mực nước an toàn nhất. Khi đổ nước, tốt nhất là không nên đổ quá mức này.
2. Bật điện trước rồi mới thêm nước
Thông thường, nhiều người sử dụng ấm siêu tốc để đun nước, họ sẽ thêm nước vào, sau đó đặt xuống đế ấm rồi bật nguồn để bắt đầu đun sôi. Ngược lại, một số người bật ấm siêu tốc rồi mới thêm nước. Họ cho rằng làm như vậy ấm đã nóng, có thể rút ngắn thời gian đun sôi.
Nhưng trên thực tế, cách làm này không hề an toàn. Khi bật nguồn mà không có nước thì ấm siêu tóc vẫn hoạt động. Mặc dù mỗi lần chỉ có thể hoạt động hơn mười giây nhưng nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, nó có thể làm cháy ấm siêu tốc.
3. Đổ hết nước sau khi đun sôi
Video đang HOT
Khi nước sôi, hầu hết mọi người sẽ đổ hết ra ngoài để sử dụng. Tuy nhiên cách làm này là không nên. Thay vào đó, bạn nên để lại một ít nước dưới đáy ấm. Khi nấu xong, mâm nhiệt vẫn tỏa ra nhiệt, nên nếu trút hết nước ra nó sẽ rất nhanh hỏng.
Tình trạng này xảy ra lâu, đến một ngày sẽ gây hư hỏng ấm siêu tốc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Vì vậy, khi nước sôi và đổ vào ấm, nên dự trữ một ít nước trong ấm, sau đó đợi cho đến khi nguội rồi mới trút cạn.
4. Không rút phích cắm
Không rút phích cắm của ấm siêu tốc sau khi sử dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Thứ nhất, việc này sẽ gây tiêu hao điện năng không cần thiết do ấm tiếp tục tiêu thụ điện trong chế độ chờ. Thứ hai, có nguy cơ cao xảy ra cháy nổ nếu ấm siêu tốc gặp vấn đề về điện hoặc bị hỏng, nhất là khi quá nhiệt hoặc chập điện.
Một tác hại khác của việc cắm điện liên tục đó là làm giảm tuổi thọ của ấm do các linh kiện điện tử hoạt động không ngừng và nóng lên thường xuyên. Cuối cùng, để cắm ấm không an toàn cho trẻ em, vì chúng có thể chạm phải và gặp tai nạn điện giật nếu không được giám sát cẩn thận. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng điện, bạn nên nhớ rút phích cắm sau khi dùng ấm siêu tốc.
5. Vệ sinh không đều đặn
Khi ấm đun nước được sử dụng trong một thời gian, bạn sẽ thấy dưới đáy ấm hình thành một lớp chất cặn. Nhiều người bỏ qua điều này và cho rằng đó là hiện tượng tự nhiên. Nhưng lớp cặn này không chỉ trông bẩn mà quá nhiều cặn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước. Vì vậy chúng ta cần vệ sinh cân thường xuyên.
Cách tẩy cặn cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ một chút giấm trắng vào ấm, sau đó đổ nửa bát nước sạch vào rồi bật ấm điện lên và đun sôi. Giấm trắng có tác dụng đánh bay những vết cặn bẩn.
Sau khi nước sôi, bạn để nguyên, đợi khoảng mười phút thì đổ nước bên trong ra và lau bằng vải mềm. Lúc này, bạn sẽ thấy cặn trong ấm đã được loại bỏ hoàn toàn, hiệu quả rất rõ ràng. Nếu ấm có cặn dày, bạn có thể đun sôi thêm vài lần nữa để loại bỏ cả cặn cứng đầu nhất.
5 thói quen trong nhà bếp chính là "quả bom hẹn giờ", nhiều người vẫn làm vì không lường được nguy hiểm
Trong thực tế, có nhiều người gặp tai nạn bỏng, thương tích nặng vì giữ những thói quen này khi nấu nướng.
Nhà bếp là nơi ấm áp nhất trong ngôi nhà. Ở đó, bạn nấu những bữa ăn ngon cho gia đình. Mùi thơm của những món ăn ngon trong nhà bếp có thể "chữa lành" một ngày dài mệt mỏi của bất cứ ai. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể có được nếu bạn không đảm bảo "vận hành nhà bếp" đúng cách. Có 5 việc trong nhà bếp là "quả bom hẹn giờ", bạn tuyệt đối không nên làm khi nấu ăn:
1. Đổ nước vào chảo dầu sau khi chảo bắt lửa
Nhiều người đang nấu ăn, dầu trong nồi bốc mùi cháy khét, liền vội đổ một muôi nước vào chảo để làm nguội. Kết quả là chảo dầu bốc cháy và ngọn lửa bốc cao vài mét, nguy cơ bị bỏng, cháy nổ cao.
Nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C kết hợp nhiệt độ sôi của dầu khoảng 300 độ C. Khi cho nước vào chảo dầu, nước nặng hơn dầu, chìm xuống đáy chảo. Dầu trong chảo phun ra ngoài, hòa lẫn không khí tạo thành khí dễ cháy, khiến ngọn lửa bốc cao, gây cháy nổ, bỏng da...
Cách xử lý đúng đắn sau khi chảo dầu bốc lửa là tắt lửa trước để tránh lửa ngày càng cao, sau đó đậy chảo từ một bên. Sau khi chảo được đậy lại, lửa sẽ không bốc lên.
Nhiều người đang nấu ăn, dầu trong nồi bốc mùi cháy khét, liền vội đổ một muôi nước vào chảo để làm nguội
2. Đổ bột cạnh bếp gas
Nhiều người bị bỏng đến 50% cơ thể do đổ bột cạnh bếp gas đang nấu nướng. Điều này là do khi đổ bột, các hạt bụi mịn sẽ lơ lửng trong không khí. Khi đạt đến một nồng độ nhất định gặp ngọn lửa hoặc tia lửa điện, nó sẽ cháy ngay lập tức.
Đặc biệt trong một không gian tương đối hạn chế, quá trình đốt cháy có thể gây ra vụ nổ dữ dội, gọi là "vụ nổ bụi". Vì vậy, khi nấu nướng trong bếp, không nên để lượng lớn bột tiếp xúc với bếp đun và các ngọn lửa trần khác.
3. Không thay bếp gas khi đã quá cũ
Nhiều gia đình sử dụng bếp gas đến hơn 10 năm vẫn chưa thay vì thấy vẫn dùng được. Trên thực tế, các thiết bị điện đều có tuổi thọ nhất định. Nếu bạn tiếp tục sử dụng những thiết bị đã quá cũ sẽ tiềm ẩn những rủi ro về an toàn rất lớn.
Bếp gas trong bếp có tuổi thọ sử dụng là 8 năm. Nếu vượt quá thời gian này, dù bếp gas vẫn có thể sử dụng được thì mạch điện sẽ bị lão hóa, không bắt lửa, hệ thống bảo vệ chống cháy tự động bị hỏng, gioăng hỏng, rò rỉ gas, tốn gas...
Đối với bếp gas cũ, ngay cả khi chúng đang ở tình trạng hoạt động tốt, bạn nên tiến hành kiểm tra, bảo trì và sửa chữa an toàn thường xuyên. Sau khi đạt tuổi thọ sử dụng nên thay thế bằng bếp mới.
Đối với bếp gas cũ, ngay cả khi chúng đang ở tình trạng hoạt động tốt, bạn nên tiến hành kiểm tra, bảo trì và sửa chữa an toàn thường xuyên.
4. Xịt thuốc diệt côn trùng khi đang nấu ăn
Nơi thường có nhiều côn trùng nhất trong nhà là bếp. Khi đang nấu ăn, có người phát hiện vài con gián bò ra từ dưới bếp nên đã xịt thuốc vào bếp. Nhiều trường hợp như vậy đã gây ra vụ nổ, bị bỏng đáng tiếc.
Nguyên nhân bởi, nhiều loại thuốc diệt côn trùng có chứa các thành phần dễ cháy, bao gồm cồn, propan và butan. Chúng đẩy thuốc trừ sâu dạng lỏng ra khỏi lon và bay vào không khí, khiến chúng dễ bị cháy nổ, gây bỏng.
5. Máy hút mùi lâu ngày không được vệ sinh
Nếu lâu ngày bạn không vệ sinh cho máy hút mùi, đặc biệt là tấm lưới lọc thì trong quá trình đun nấu máy sẽ bị những lớp dầu mỡ bám vào. Do đó, nếu lâu ngày không vệ sinh máy thì mặt dưới của máy sẽ bị dính nhiều lớp dầu mỡ, khi có nhiệt độ cao sẽ làm lớp dầu mỡ này bị tan chảy ra và nhỏ xuống dưới.
Điều này là vô cùng phiền phức vì có thể dầu chảy ra từ máy hút mùi sẽ bị nhỏ vào thức ăn và trên bếp, gây ra nguy cơ cháy nổ.
Những đồ dùng quen thuộc ở ban công tiềm ẩn nguy hiểm không ngờ Ban công là nơi được tận dụng để làm khu vườn nhỏ, đặt máy giặt hoặc hút nhiều ánh sáng cho căn nhà... Thế nhưng, dù trang trí thế nào cũng cân nhắc khi đặt các thứ này ở ban công. Cửa kính kích thước lớn hoặc cửa kính trượt Nhiều người thích lắp kiểu cửa kính kích thước lớn trùm toàn bộ...