dùng
Không chỉ máy bay, xe tăng, chiến tranh Việt Nam còn là nơi mà Mỹ, đồng minh thử nghiệm hàng loạt mẫu súng.
Với suy nghĩ có thể dùng vũ khí để đè bẹp quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, Quân đội Mỹ và đồng minh của mình đã biến Việt Nam trở thành nơi thử nghiệm vũ khí của chúng với hàng loại vũ khí các loại trong đó có cả các mẫu súng trường tiên tiến nhất vào thời điểm đó. Và một trong số đó là M16 nền tảng súng trường tấn công tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ ngày nay.
Tuy nhiên trước khi M16 xuất hiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ban đầu Quân đội Mỹ được trang bị mẫu súng trường tự động M14 sử dụng đạn 7.6251mm NATO, nó cũng là mẫu súng trường duy nhất được Mỹ đưa vào trang bị hàng loạt sau Chiến tranh Thế giới thứ II nhầm thay thế khẩu M1 Garand đã lỗi thời.
M14 được Quân đội Mỹ sử dụng trong suốt giai đoạn từ năm 1950-1970 trong biên chế Lục quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Về thiết kế M14 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với thoi nạp đạn xoay, nó có tốc độ bắn từ 700-750 viên/phút và được trang bị hộp tiếp đạn tối đa 20 viên.
Một mẫu súng trường khác được sử dụng khá phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam là MAS-36 do Pháp chế tạo được lực lượng viễn chinh Pháp sử dụng trong suốt Chiến tranh Đông dương lần thứ I.
Về thiết kế MAS-36 không phải là một mẫu súng trường quá xuất sắc nhưng bối cảnh của nước Pháp lúc đó thì MAS-36 không phải là sự lựa chọn tồi. MAS-36 sử dụng mẫu đạn tiêu chuẩn 7.554mm khá lỗi thời và chỉ có mình Quân đội Pháp sử dụng, nó có tầm bắn hiệu quả chỉ 400m với kẹp đạn 5 viên.
Video đang HOT
Sau M14, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa AR-15 (tiền thân của M16) vào thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1950. Nó có thiết kế hoàn toàn khác biệt với các dòng súng trường trước đó của Quân đội Mỹ và sử dụng mẫu đạn tiêu 5.5645mm NATO.
Các nguyên mẫu AR-15 đầu tiên có trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với M14 và có độ chính xác khi bắn cao hơn với tầm bắn hiệu quả gần 550m, nó cũng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với thoi nạp đạn xoay. AR-15 cũng là mẫu súng đầu tiên của Mỹ sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn STANAG.
Dù khá hài lòng với AR-15 nhưng những hạn chế của mẫu súng này khiến Quân đội Mỹ tiếp tục cải tiến nó và kết quả cuối cùng là sự ra đời của M16 với thiết kế đặc trưng của AR-15 và đây cũng là mẫu súng trường tấn công đầu tiên của Mỹ được đưa vào trang bị đại trà.
Cũng giống như AR-15, M16 cũng trải qua thử thách lớn nhất của mình tại Chiến trường Việt Nam và giai đoạn đầu của nó không hề suôn sẻ. Sau nhiều lần cải tiến đến năm 1969 Quân đội Mỹ mới đưa M16A1 vào trang bị chính thức và thay thế dần M14. M16 cũng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với thoi nạp đạn xoay, nó cũng sử dụng cơ đạn tiêu chuẩn 5.5645mm NATO.
M16 có tầm bắn tối đa lên tới 800m và có tốc độ bắn 950 viên/phút, về hộp tiếp đạn M16 cũng sử dụng hộp tiếp đạn STANAG như AR-15 với 20 viên hoặc 30 viên. Trọng lượng tối đa của súng cũng chỉ 4kg.
Mẫu súng tiếp theo được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là súng trường bắn tỉa M21. Về cơ bản nó là biến thể của súng trường M14 với việc bổ sung thêm ống ngắm tiêu chuẩn Leatherwood 3-9 và thanh rail điều chỉnh. Ngoài ra M21 còn được trang bị thêm nhiều loại đạn hơn M14 chuyên dành cho các nhiệm vụ bắn tỉa.
Bên cạnh M14 hay M16 còn một mẫu súng trường khác khá nổi tiếng được sử dụng tại Việt Nam là FN FAL, nó khá phổ biến trong quân đội các Châu Âu khi đó và vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay. FN FAL cũng sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7.6251mm NATO.
Giống như M16 hay Ak-47, FN FAL cũng được xem là biểu tưởng của Chiến tranh Lạnh và nó có mặt ở hầu hết mọi cuộc chiến ở thời kỳ này. FN FAL có trọng lượng khá nặng lên tới 4.3kg và dài hơn 1.000mm, nó có tầm bắn hiệu quả từ 200-600m với hộp tiếp đạn từ 20-30 viên.
Trước khi được trang bị súng trường bắn tỉa M14, Quân đội Mỹ tại Việt Nam còn sở hữu một dòng súng trường bắn tỉa khác M40 nhưng nó chỉ phục vụ chủ yếu trong các đơn vị lính thủy đánh bộ. Giống M14, M40 cũng sử dụng đạn 7.6251mm NATO, nó tầm bắn hiệu quả lên tới 800m với hộp tiếp đạn 5 viên và có tốc độ bắn 6 viên/phút.
Mẫu súng cuối cùng được giới thiệu trong bài viết này là một biến thể khác của dòng súng MAS-36 của Pháp là MAS-49, nó cũng được sử dụng trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ I nhưng lại là dòng súng trường bán tự động và cũng sử dụng cỡ đạn 7.554mm. MAS-49 có tầm bắn hiệu quả lên tới 800m và được trang bị hộp tiếp đạn 10 viên.
Theo Kiến Thức
F-35: Hiện thân của "thần sấm" F-105 thời chiến tranh Việt Nam
Chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 không thể chuyển hướng đủ nhanh để chiến thắng mẫu tiêm kích thế hệ cũ F-16 trong bài kiểm tra khả năng cận chiến vào năm 2015. Như vậy, làm cách nào để mẫu máy bay này chống lại những đối thủ có khả năng linh hoạt cao của Trung Quốc và Nga?
Hơn 50 năm trước, không quân Mỹ đã phát triển máy bay F-105 Thunderchief với các công nghệ hiện đại nhất thời đó, nhằm đảm bảo nó có thể diệt mục tiêu trên đất liền lẫn đủ sức đánh bại máy bay đối phương.
Tuy nhiên, tình hình thực chiến lại cho thấy chiếc F-105, giống như F-35 hiện nay, không có khả năng linh hoạt cao như những chiếc MiG-21 nhỏ hơn trong chiến tranh Việt Nam.
F-105 còn có biệt danh là "thần sấm"
Nhà phân tích hàng không người Úc Carlo Kopp nhận định, có một sự trùng hợp rõ ràng giữa chiếc F-35 ngày nay với chiếc F-105 thời chiến tranh Việt Nam. Cả F-35 và F-105 đều là loại máy bay tấn công loại lớn, 1 chỗ ngồi, 1 động cơ với sải cánh gần 13m. Chúng đều có khoang chứa vũ khí trong bụng và các móc treo dưới cánh, cũng như bán kính tác chiến khoảng 650 km.
Không quân Mỹ đã mua 833 chiếc F-105 và đã thiệt hại ít nhất 334 chiếc ở chiến tranh Việt Nam trong thời gian từ năm 1965 đến 1970. Những chiếc MiG của Việt Nam được cho bắn rơi 22 máy bay F-105 trong khi F-105 hạ được 27 chiếc MiG, tỉ lệ có thể được coi là cân bằng.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc dường như không hài lòng với kết quả này. Để cải thiện chiến thuật của mình, vào năm 1969, không quân Mỹ đã tiến hành bài thử nghiệm cận chiến giữa F-105 và một chiếc MiG-21 từng thuộc về Iraq. Trên thực tế, chiếc MiG-21 này do một phi công Iraq đào ngũ mang sang Israel và phía Israel đã cho Mỹ mượn nhờ quan hệ đồng minh thân cận giữa 2 nước.
Cuộc thử nghiệm trên đã diễn ra theo chiều hướng không hề tốt đẹp cho F-105. Nếu F-105 bay từ phía sau chiếc MiG-21 và phi công MiG không biết điều đó, nó có thể tiêu diệt được chiếc MiG ở tốc độ cao.
Tuy nhiên, khi F-105 và MiG-21 đối đầu nhau trực tiếp, máy bay Mỹ sẽ gặp vấn đề. "Nếu các động tác tấn công của F-105 diễn ra quá lâu, nó sẽ dễ dàng bị phản công do mất năng lượng và cơ động kém", báo cáo của không quân Mỹ cho hay.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35
Trong cuộc thử nghiệm cận chiến gần đây chống lại F-16, phi công F-35 đã phàn nàn một tình huống tương tự khi cho biết, chiếc máy bay tàng hình không thể xoay chuyển dễ dàng và không nhanh nhẹn như F-16.
Nếu trong quá khứ, F-105 vẫn có lợi thế về tốc độ với các đối thủ khi bay ở đường thẳng thì F-35 của ngày nay lại chậm hơn những chiến đấu cơ thế hệ 5 khác như T-50 của Nga và J-20 hay J-31 của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều may mắn là F-35 lại được trang bị công nghệ tàng hình vượt trội, lĩnh vực mà Mỹ vẫn tạo được khoảng cách khá xa với Nga và Trung Quốc. Khả năng này giúp F-35 có thể tránh được việc bị phát hiện bởi các loại radar tầm xa trong những trường hợp nhất định.
Do đó, theo chuyên gia Kopp, để F-35 sống sót trong các cuộc chiến tranh tương lai, không quân Mỹ cần phải phát triển chiến thuật hợp lí trong đó tối ưu hóa lợi thế tàng hình của chiếc máy bay này.
Theo Danviet
Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN Claire Starnes, Ruth Dewton và Jeanne Gourley là ba trong số hơn 1.000 cựu binh tham chiến tại Việt Nam trong nhiều bộ phận như bộ binh, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến. Ba cựu chiến binh nữ từng tham chiến tại Việt Nam Claire Brisebois Starnes, tham gia quân đội Mỹ vào năm 1963 khi còn là thiếu nữ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đặc phái viên Nga sắp đến Washington để đàm phán với giới chức Mỹ

Nỗ lực thực hiện cam kết chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

"Nàng tiên cá" ở thủy cung bị cá mập cắn tàn tật, quyết kháng cáo đến cùng

Thái Lan có thể mất tới 8 tỷ USD do chính sách thuế của Mỹ

Thái Lan: Phát hiện 70 người còn sống hoặc thi thể ở tòa nhà 30 tầng đổ sập

Ông Trump: Mỹ không xét tư cách thành viên NATO cho Ukraine để lấy đất hiếm

Ông Putin tung chiến thuật khéo léo, thử thách sự kiên nhẫn của ông Trump

Bức ảnh hiếm tiết lộ áp lực đổi mới của Ukraine đảm bảo sự sống còn trong xung đột

Báo Mỹ: Nhà Trắng đang tính toán chi phí để kiểm soát đảo Greenland

Chủ tịch ECB cảnh báo thuế quan của Mỹ làm gia tăng bất ổn toàn cầu

Các nước NATO cam kết viện trợ hơn 21 tỷ USD cho Ukraine

Nhật Bản: Động đất có độ lớn 6,2 tại thành phố Nishinoomote
Có thể bạn quan tâm

Căn bệnh hiểm khiến bé gái 14 tuổi bỗng la hét, tự cắn lưỡi và bóp cổ mình
Sức khỏe
Mới
Ra mắt quá ấn tượng trên Steam, tựa game này vượt mặt luôn đối thủ "huyền thoại" trong ngày đầu
Mọt game
5 phút trước
Truy nã gã trai xâm phạm mồ mả, hài cốt tại quán hát ở Hà Nội
Pháp luật
56 phút trước
Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ
Tin nổi bật
58 phút trước
Quyền Linh tiếc nuối khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò, bật khóc nói lý do
Tv show
58 phút trước
Linh Phi nói lý do chọn gác sự nghiệp làm hậu phương cho diễn viên Quang Tuấn
Sao việt
1 giờ trước
Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Nguyên định chuyển ra ngoài ở
Phim việt
1 giờ trước
Đã đến lúc phải thừa nhận, G-Dragon không còn như xưa!
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
2 giờ trước
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
2 giờ trước