Đun sôi nước tới 600 độ C chỉ trong… một phần ngàn tỉ giây!
Mới đây, các nhà khoa học tại Đức đã tìm ra cách làm cho nước đạt nhiệt độ cực cao chỉ trong vòng chưa đầy một cái chớp mắt.
Trong một báo cáo khoa học vừa công bố gần đây, các nhà nghiên cứu tại Hamburg, nước Đức cho biết họ đã tìm ra một cách khiến cho phân tử nước đạt tới nhiệt độ 600 độ C chỉ trong thời gian rất ngắn, một phần nghìn tỉ giây (1 pico giây hay 1 ps). Để dễ hình dung, nếu như một pico giây có thời gian tương đương 1 giây, thì 1 giây sẽ kéo dài tới gần 32.000 năm.
Để làm được điều này, các nhà khoa học cần sử dụng một tia đặc biệt, đưa một electron qua một đoạn đường zic-zac, khiến cho nó phát ra một sóng điện từ, với tần số lên tới mức terahertz. Khi sóng điện từ này va chạm với phân tử nước, nó sẽ làm cho phân tử nước dao động liên tục, và làm tăng nhiệt độ một cách đột ngột. Khi đó, cấu trúc hydro của phân tử nước sẽ bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một cấu trúc hỗn độn như hình dưới, nhưng lại vẫn giữ được mật độ đủ cao để tạo thành dạng lỏng của nước.
Sau khi được kích thích, phân tử nước sẽ có cấu trúc hỗn độn như thế này
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nghiên cứu dựa trên những phát triển lí thuyết, và được giả lập bằng các siêu máy tính, dựa trên lượng nước chỉ là một phần tỉ lít nước. Để có thể thực sự theo dõi các phản ứng trong thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng các máy X-quang với bước sóng siêu ngắn. Những cơ sở trang thiết bị này mới đang trong quá trình xây dựng, và có lẽ tới năm 2015 thì các thí nghiệm đầu tiên mới có thể được tiến hành.
Theo VnReview
Video đang HOT
Điều khiến GS Ngô Bảo Châu "dị ứng"
Chiều 16/12, GS Ngô Bảo Châu đã có những chia sẻ với với hơn 500 nhà khoa học trẻ, SV các chương trình chiến lược của ĐH Quốc gia Hà Nội trong tọa đàm "Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học".
Vị cố vấn chiến lược của ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học (NCKH) được thể hiện ở hai điểm chính đó là quy trình chuyên nghiệp và phẩm chất chuyên nghiệp.
"Nguyên tắc làm khoa học ở đâu cũng giống nhau. Chỉ khác, ở nước phát triển, có truyền thống có lẽ không cần ai giảng cho bạn về quy trình hay phẩm chất cần có vì nó tự nhiên như thế rồi. VN chưa có truyền thống như vậy".
Từ trăn trở đó, GS Châu nói ông "suy nghĩ cẩn thận và mạnh dạn" chia sẻ 10 quy trình nghiên cứu khoa học và 3 phẩm chất của người làm khoa học chuyên nghiệp.
"Vỡ ra nhiều điều" từ hội thảo, hội nghị
Trước câu hỏi của một nhà khoa học trẻ về cái mới nhà nghiên cứu cần có, GS Châu cho rằng: "Nói chung, kết quả mới là quan trọng nhất. Trong trường hợp kết quả cũ chúng ta mới xem xét phương pháp mới khi và chỉ khi hi vọng bằng phương pháp đó tác giả hoặc người khác có thể làm ra kết quả mới. Tuy nhiên bài báo sẽ hay hơn nếu có phương pháp mới".
TS Phan Xuân Hiếu băn khoăn: "Mỗi năm mỗi trường có 5-7 hội nghị tốt nhưng ta lại không đủ thời gian đọc kĩ tất cả các nghiên cứu. Có thực tế, nghiên cứu make up (trang điểm, hình thức) đẹp nhưng giá trị thực chưa chắc cao. Nhưng có bài không tốt nhất vào hiện tại nhưng sau 10 năm lại được nhìn nhận, đánh giá tốt. Làm sao chỉ lướt qua thôi đề tài nào đó có thể thấy giá trị thực của nó?"
Trước câu hỏi thú vị này, GS Ngô Bảo Châu nhắc đến vai trò của việc tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học.
"Giá trị không phải nằm ở báo cáo kỉ yếu mà là dịp được ngồi nghe nhà khoa học trình bày. Mới gần đây tôi phát hiện ra tại sao phải nghe giảng. Có những cái họ không dám viết ra nhưng bằng động tác cơ thể, những cái phẩy tay không quan trọng, những cái hạn chế của họ giúp tôi thu thập được nhiều điều bổ ích.
Hơn nữa, việc gặp và trao đổi trực tiếp qua đối thoại là hết sức quan trọng. Tiếp xúc cá nhân là cơ hội lớn nhất và nhanh nhất các bạn có thể tìm đề tài khoa học thỏa mãn được tính thời sự và có thể giải quyết được, chứ không phải quá khó.
Bên lề hội thảo nhiều người cũng sẵn sàng cởi mở hơn về những khúc mắc, khó khăn họ đang gặp phải mà đôi khi họ ít chia sẻ qua thư từ hay các forum hoặc muốn dành cơ hội cho sinh viên của họ. Khi chương trình lớn sẽ có nhiều khúc mắc và các bạn trẻ có thể làm gia được.
Hãy tham gia nhiều hội thảo của các nhà khoa học lớn. Nếu không hiểu bạn có thể hỏi và trao đổi trực tiếp với diễn ra sau buổi hội thảo. Đừng ngần ngại trình bày với họ đây là vấn đề bạn rất quan tâm và ở lĩnh vực này đâu là vấn đề nóng hổi và sinh viên có thể làm. Có người có thể không nói nhưng sẽ có người nói cho bạn biết".
Đừng đánh giá chỉ qua bài báo khoa học
Một nữ sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học băn khoăn hỏi "Thời gian cho công trình nghiên cứu có quan trọng không? Số lượng bài đăng tạp chí rất quan trọng. Nếu em dành cả đời nghiên cứu ý tưởng mà biết nếu có nhiều thời gian sẽ thành hiện thực vậy liệu em có chỗ đứng trong giới khoa học khi lượng bài báo ít ỏi?"
Trầm ngâm, GS Ngô Bảo Châu đáp lời: "Tôi bị dị ứng trước việc đăng quá nhiều bài nhưng chất lượng không đảm bảo, nhà quản lí chỉ chạy theo chỉ số, máy móc.
Cảm nhận đồng nghiệp về mình như thế nào dù không số hóa được nhưng đó mới là cái thực chất. Khi đa số đánh giá anh là nhà khoa học nghiêm túc, có ý tưởng mới tức anh nhà khoa học giỏi.
Và tốt nhất nên để đồng nghiệp nước ngoài đánh giá. Nhiều người quan niệm đồng nghiệp nước ngoài họ không hểu trình độ, thực tế VN nhưng thực ra sai. Họ rất hiểu mình khó khăn thế nào nên nhiều khi không không khắt khe, gay gắt nhiều như trong nước. Vấn đề là anh có dám đưa công trình cho họ đánh giá hay không mà thôi".
GS Châu khẳng định: "Để có sự đánh giá chính xác, bài báo không quyết định. Không cần phải chạy theo số lượng.
Tuy nhiên giữa 15-20 bài báo không khác nhau mấy nhưng 0 và 1 lại khác. Bạn vẫn phải có bài báo. Khi theo đuổi lâu dài vẫn có mục đích ngắn hạn, vẫn có sản phẩm để họ đánh giá về bạn.
Ở Pháp tôi nghĩ Mỹ thích số lượng bài báo nhưng 7 năm làm việc ở Mỹ thực tế không phải vậy. Suy nghĩ của đồng nghiệp về bạn mới quan trọng và số lượng bài báo nhiều có khi ảnh hưởng ngược lại".
Về câu hỏi liệu có nên dành cả đời cho một nghiên cứu, GS đưa lời khuyên "cần thận trọng. Để làm như vậy đòi hỏi con người có phẩm chất phi phàm, không phải ai được như vậy. Để có mục đích lâu dài nên có mục đích ngắn hạn. Nếu không bạn sẽ không đủ kinh phí, sức lực theo đuổi cái lâu dài".
Phó GĐ Nguyễn Hữu Đức bổ sung: "Nước phát triển họ có văn hóa discovery - tức du lịch, tìm tòi, phát minh, phát hiện. Người châu Á thường chỉ đến để vui chơi, chụp ảnh, khoe với gia đình. Sự khác biệt rất rõ.
Thứ hai quan sát ở nước ngoài người ta quan niệm nghiên cứu khoa học thực sự là nghề, để đam mê và cũng để tồn tại. Ở ta, có mối liên hệ giữa nâng cao học thức với bằng cấp, chức vị xã hội dẫn đến những khó khăn, lệch lạc rất dễ xảy ra".
Theo VietnamNet
Muốn có "Thung lũng Silicon" phải chấp nhận mạo hiểm Bộ KH-CN vừa khởi động Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình "Thung lũng Silicon" nhằm tạo điều kiện để các nghiên cứu khoa học có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ngay từ khi còn là ý tưởng. Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân Bộ trưởng cho biết vì sao lại chọn mô hình thung...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới

Ứng dụng AI trong cơ sở y tế để hợp nhất dữ liệu

Google đối mặt với điều tra chống độc quyền về thỏa thuận với Character.AI

Microsoft lặng lẽ 'hồi sinh' MS-DOS trên Windows 11

Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam

Người dùng điện thoại Android sắp được "lột xác" giao diện

Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Computex 2025: Tin vui cho người dùng chuẩn bị nâng cấp laptop AI

Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome

iOS 18.4 ẩn chứa một chi tiết ít người chú ý

Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web

Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
21:32:42 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025