Đức yêu cầu các mạng xã hội cung cấp mật khẩu tài khoản người dùng
Sắp tới, các trang mạng xã hội như Google và Facebook có thể sẽ phải cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng tại Đức cho chính phủ nước này trong các trường hợp cần thiết.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại.
Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực hữu và những những phát ngôn kỳ thị, nhà chức trách Đức có thể yêu cầu các tập đoàn công nghệ như Google hay Facebook cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng trong thời gian tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong dự thảo luật của Bộ Tư pháp liên bang về chống chủ nghĩa cực hữu và những phát ngôn mang tính kỳ thị chủng tộc, Chính phủ liên bang Đức đã nhất trí về điều khoản yêu cầu các nhà mạng cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong trường hợp cần thiết.
Video đang HOT
Trong tương lai, giới chức Đức có thể yêu cầu các nhà mạng như Google hoặc Facebook cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong một số điều kiện nhất định.
Hiện, giới chức Đức mới chỉ được phép giám sát điện thoại, nhưng không được phép giám sát việc liên lạc qua các dịch vụ Internet.
Không chỉ các dịch vụ nhắn tin trực tuyến, Chính phủ cũng sẽ áp dụng quy định mới này với các nhà mạng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản ứng của các công ty truyền thông như Bitkom, họ phản đối việc cung cấp các mật khẩu tài khoản mà không có lệnh của tòa án hay việc tự động chuyển tiếp các địa chỉ IP.
Tuy nhiên, theo một người phát ngôn Bộ Tư pháp liên bang, mật khẩu vẫn là một phần của dữ liệu thống kê theo luật hiện hành và có thể “được yêu cầu trong một cuộc điều tra cụ thể dưới sự chỉ đạo của công tố viên.”
Ngoài ra, vì lý do bảo mật dữ liệu, mật khẩu vẫn sẽ được lưu trữ thường xuyên ở dạng mã hóa và không thể được cung cấp khi không được mã hóa.
Động thái trên của Chính phủ Đức được xem là để phản ứng với vụ một đối tượng tấn công giáo đường Do Thái ở thành phố Halle, bang Sachsen-Anhalt, làm hai người thiệt mạng.
Kẻ tấn công gắn camera trên mũ để phát trực tiếp hình ảnh vụ tấn công trên nền tảng Twitch.
Công ty này sau đó cũng đã phát hiện nhiều tài khoản phối hợp và chia sẻ video thông qua các dịch vụ tin nhắn trực tuyến khác.
Theo VietNamPlus
44 triệu tài khoản Microsoft của người dùng bị rò rỉ thông tin
Mới đây, Microsoft đã phát hiện khoảng 44 triệu tài khoản người dùng có tên đăng nhập và mật khẩu bị rò rỉ thông qua các sự cố bảo mật.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu mối đe dọa của Microsoft vừa tiến hành quét tất cả các tài khoản người dùng và thấy rằng 44 triệu người dùng đã sử dụng tên người dùng và mật khẩu mà bị rò rỉ trực tuyến sau đây vi phạm bảo mật tại các dịch vụ trực tuyến khác. Quá trình quét diễn ra trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019.
Microsoft cho biết họ đã quét các tài khoản người dùng bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu gồm hơn ba tỷ thông tin bị rò rỉ, được lấy từ nhiều nguồn, chẳng hạn như thực thi pháp luật và cơ sở dữ liệu công cộng.
Được biết, tổng số 44 triệu bao gồm tài khoản dịch vụ của Microsoft (tài khoản người dùng thông thường), nhưng cũng có tài khoản doanh nghiệp Azure AD. Microsoft cho biết "đối với các thông tin bị rò rỉ mà chúng tôi tìm thấy trùng khớp, chúng tôi buộc thiết lập lại mật khẩu. Không có hành động bổ sung nào được yêu cầu về phía người tiêu dùng." "Về phía doanh nghiệp, Microsoft sẽ nâng cao rủi ro người dùng và cảnh báo quản trị viên thiết lập lại thông tin xác thực", hãng nói thêm.
Được biết, trước đó Microsoft đã khuyến nghị rằng việc kích hoạt biện pháp bảo mật xác thực đa yếu tố (MFA) cho tài khoản Microsoft sẽ chặn 9.,9% tất cả các cuộc tấn công. Và chọn mật khẩu luôn là sự đánh đổi giữa những gì dễ nhớ và những gì mạnh mẽ, đó là lý do tại sao người dùng nên sử dụng trình quản lý mật khẩu để dung hòa được hai yếu tố này.
Theo FPT Shop
Yahoo sẽ bồi thường 358 USD hoặc nhiều hơn thế cho mỗi người dùng, vì để hacker tấn công và đánh cắp dữ liệu Yahoo cũng sẽ bồi thường lên tới 25.000 USD, nếu như người dùng bị tổn hại do việc dữ liệu cá nhân bị đánh cắp. Trong nhiều năm kể từ 2012 đến 2016, Yahoo đã bị hacker tấn công nhiều lần và đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng. Trong năm 2013, hacker đã tấn công và truy cập vào hơn...