Đức xem xét tăng cường trừng phạt Nga vì vấn đề Syria
Đức đang xem xét việc tăng các đòn trừng phạt nhằm vào Nga sau những cáo buộc của phương Tây cho rằng các hoạt động quân sự chống khủng bố của Moscow tại Syria đang gây ra khủng hoảng nhân đạo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Dailymail)
Một nguồn tin thân cận cho biết chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đang nghiên cứu một số biện pháp nhằm buộc Nga phải thay đổi các kế hoạch tại Syria, nơi các máy bay chiến đấu của Nga đang hỗ trợ quân đội Syria giành lại thành phố chiến lược Aleppo từ tay các nhóm nổi dậy.
Phương Tây cho rằng cuộc tấn công tổng lực tại thành phố này trong suốt 2 tuần qua đã gây ra thảm họa nhân đạo. Berlin và Washington cáo buộc chính các máy bay ném bom của Nga đã không kích trúng các bệnh viện và các công trình dân sự tại Aleppo. Tuy nhiên Moscow luôn bác bỏ các cáo buộc này.
Một trong những biện pháp mà Đức đang xem xét là gia tăng đòn trừng phạt kinh tế mà Liên minh châu Âu (EU) đang áp đặt đối với Nga bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt mới. Trước đó hồi năm 2014, chính bà Merkel đã dùng sự ảnh hưởng của mình để thuyết phục các nhà lãnh đạo EU áp đặt các lệnh trừng phạt lên Moscow vì vấn đề Ukraine.
Video đang HOT
Các cuộc thảo luận của giới chức Đức về các biện pháp trừng phạt đang ở giai đoạn đầu và vẫn chưa có biện pháp trừng phạt mở rộng cụ thể nào được đưa ra.
Người phát ngôn của Thủ tướng Merkel từ chối bình luận về vấn đề này.
Tuy nhiên, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy EU có thể có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Moscow, đặc biệt là sau chiến dịch quân sự của nước này ở Syria. Giới chức EU cho biết trong những ngày gần đây có nhiều ý kiến bày tỏ sự ủng hộ tăng đòn trừng phạt nhằm vào Nga.
Trong khi đó, phía Mỹ cũng chia sẻ quan điểm rằng việc tăng cường trừng phạt Nga là điều cần thiết, buộc Moscow phải thay đổi chiến lược tại Syria.
Nhật Minh
Theo WSJ
Mỹ - Trung "tính kế" phong tỏa Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân mới nhất
Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận những biện pháp nhằm hạn chế việc giao thương với Triều Tiên đối với các mặt hàng than đá, sắt quặng và dầu thô trong bối cảnh Washington và các nước đồng minh đang nỗ lực ngăn chặn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân của nước này.
Người dân Hàn Quốc xem tin tức về chương trình tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Bloomberg ngày 5/10 dẫn nguồn tin từ 4 nhà ngoại giao của các quốc gia thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm tìm cách hạn chế các hoạt động thương mại trong lĩnh vực năng lượng với Triều Tiên để "dằn mặt" Bình Nhưỡng về vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này hồi tháng trước.
Theo các nguồn tin trên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ xem xét áp dụng các biện pháp cắt giảm giao thương với Triều Tiên về than đá, sắt quặng và dầu thô. Ngoài ra, các nước khác cũng đang xem xét các lệnh trừng phạt riêng rẽ nhằm vào Bình Nhưỡng ngay sau khi Hội đồng bảo an có thông tin chính thức về việc này.
Mỹ và các nước đồng minh đang nỗ lực tìm cách thắt chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt nhằm vào chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, từ đó ép Triều Tiên phải từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân vốn đang được nước này đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, việc áp đặt các lệnh trừng phạt này sẽ khó có thể thành công nếu không có sự ủng hộ từ phía Trung Quốc. "Mỹ muốn kiềm chế Triều Tiên, nhưng phải nhờ Trung Quốc giúp một tay", Shi Yongming, chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận định.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/10 xác nhận rằng cơ quan này đang "tiến hành đàm phán với các bên liên quan" về vấn đề Triều Tiên nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Bắc Kinh nói rằng Hội đồng bảo an nên có những biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời duy trì hòa bình và sự ổn định ở khu vực này.
Trung Quốc hiện chiếm hơn 70% kim ngạch thương mại của Triều Tiên. Dữ liệu từ Cục hải quan Trung Quốc cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, lượng than đá và sắt quặng mà Trung Quốc nhập khẩu từ Triều Tiên tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng dầu thô vẫn chưa được công bố.
Trung Quốc hiện vẫn cho phép nhập khẩu than đá và sắt quặng từ Triều Tiên nếu những mặt hàng này không liên quan đến dự án hạt nhân của Bình Nhưỡng. Chuyên gia Shi nhận định nếu Trung Quốc áp đặt lệnh cấm giao dịch về năng lượng với Triều Tiên thì nền kinh tế của Bình Nhưỡng có thể sẽ sụp đổ. Bắc Kinh tất nhiên lo ngại kịch bản này xảy ra, do vậy nước này có thể sẽ đưa ra một biện pháp mang tính thỏa hiệp, cho phép giao thương với Triều Tiên ở một mức độ nhất định.
Thành Đạt
Theo Bloomberg
Trung Quốc "nặng lời" với Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên Bắc Kinh cáo buộc Mỹ là nguyên nhân và mấu chốt của vấn đề hạt nhân Triều Tiên và Washington đang làm những căng thẳng vốn đã lâm vào thế bế tắc trong khu vực này trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đổ lỗi cho Bắc Kinh liên quan đến...