Đức vớt chút thể diện ở Syria, Nga-Thổ dội gáo nước lạnh
Thổ Nhĩ Kỹ cho rằng đề xuất của Đức về việc thiết lập “khu vực an toàn quốc tế” tại đông bắc Syria là không thực tế.
Ngày 26/10, trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ở thủ đô Ankara, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỹ không thấy đề xuất của Đức về việc thiết lập “khu vực an toàn quốc tế” tại đông bắc Syria là thực tế.
Theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp Karrenbauer, cần tạo ra một khu vực an ninh quốc tế ở miền Bắc Syria và một khu vực như vậy nên được thiết lập dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.
Ông Cavusoglu cho rằng, khu vực này hiện cũng đã có sự hiện diện của quân đội chính phủ Syria, Nga và các lực lượng khác. Nhiệm vụ quan trọng hiện giờ nên tập trung vào việc loại bỏ lực lượng khủng bố ra khỏi khu vực, đưa người sơ tán trở về và thực hiện các nỗ lực nhân đạo.
Ngoại trưởng Thổ Nhì Kỹ cũng xoa dịu mối lo ngại của các nước châu Âu về các hành động vi phạm nhân quyền có thể xảy ra tại khu vực đông bắc Syria.
“Chúng tôi sẽ điều tra khi có bất cứ thông tin vi phạm nào. Tổng thống Tayyip Erdogan đã nói rất rõ điều này. Chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất cứ hành động vi phạm nhân quyền nào.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước có luật pháp và chúng tôi rất nhạy cảm về vấn đề này. Cuộc chiến của chúng tôi chỉ nhằm vào những kẻ khủng bố”, ông Cavusoglu nói.
Trước đó, Đặc phái viên thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu Vladimir Chizhov cũng bác bỏ đề xuất của Đức. Theo ông Chizhov, việc tạo ra một khu vực an ninh quốc tế ở Syria hoàn toàn không cần thiết.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho rằng, ý tưởng của Đức về việc tạo ra một khu vực an ninh quốc tế ở Syria không liên quan đến các quyết định gần đây của Tổng thống Vladimir Putin của Nga và Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, người phát ngôn của LHQ Farhan Haq cho biết, Hội đồng Bảo an (HĐBA) sẽ chịu trách nhiệm xem xét liệu đề xuất của Đức về việc thiết lập khu vực an ninh quốc tế ở miền Bắc Syria dưới sự bảo trợ của LHQ có được chấp thuận hay không.
“Bất kỳ quyết định nào như vậy sẽ phải được xem xét bởi các nước thành viên LHQ, đặc biệt là HĐBA”, ông Farhan Haq nhấn mạnh.
Video đang HOT
Giới phân tích cho rằng, Nga hoàn toàn có thể ngăn chặn sáng kiến của Đức về vùng an ninh quốc tế ở Syria bằng quyền phủ quyết của mình trong HĐBA nếu như Moscow nhận thấy sáng kiến này không phù hợp.
Sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Syria, không chỉ có Washington mà cả NATO và EU đều gần như mất hết vai trò chính trị an ninh ở Syria. Thay vào đó, Nga trở thành trọng tài chính ở đất nước Trung Đông này.
Có thể nói, sáng kiến tạo ra một khu vực an ninh quốc tế ở miền Bắc Syria của Đức là một cách vớt vát chút thể diện và ảnh hưởng cho EU và NATO ở Syria.
Nước Đức xưa nay đứng ngoài cuộc chiến tranh và nội chiến ở Syria mà chỉ sắm vai lái buôn vũ khí cho một số đối tác trong khu vực để kiếm lời mà giờ hăng hái đột xuất như vậy khiến các thành viên khác trong EU và NATO nghi ngại và dè chừng nhiều hơn là thật lòng ủng hộ.
Sáng kiến nói trên của Đức còn bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết mức độ bế tắc chiến lược của NATO ở Syria sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút quân khỏi đông bắc Syria.
Trung Kiên
Theo baodatviet
Các nước đồng loạt lên án chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ dọa tung lệnh trừng phạt từ 'địa ngục'
Hàng loạt các quốc gia lên tiếng phản đối chiến dịch tấn công nhằm vào người Kurd ở Đông Bắc Syria của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Amelie de Montchalin hôm 9/10 cho biết Pháp, Đức và Anh đang soạn thảo tuyên bố chung nhằm bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về chiến dịch quân sự này.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ gây ra thảm họa nhân đạo mới và vô tình giúp IS trỗi dậy trở lại.
3 nước Pháp, Đức và Anh cũng đang xem xét đưa vấn đề này Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Liên hợp quốc trong ngày 10/10 nhiều khả năng sẽ nhóm họp khẩn về vấn đề Syria theo yêu cầu của các thành viên châu Âu.
Nối gót các quốc gia châu Âu, Canada lên án cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, khẳng định Ankara đang làm suy yếu nỗ lực kiềm chế IS và sự ổn định của cả một khu vực vốn đang rất mong manh.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bị nhiều quốc gia lên án. (Ảnh: Sputnik)
"Canada kiên quyết lên án chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi kêu gọi bảo vệ thường dân và tất cả các bên tôn trọng nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế", Bộ trưởng Ngoại giao Canada viết trên Twitter. Canada không duy trì hiện diện quân sự ở Syria, nhưng 250 nhân viên quân sự của họ đang trong nhiệm vụ huấn luyện và phối hợp hoạt động với lực lượng người Kurd.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker lên tiếng yêu cầu Ankara ngưng ngay vụ tấn công trong khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hành động cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Trong cuộc điện đàm hôm 9/10 không lâu sau khi Ankara không kích vào miền đông bắc Syria, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và người đồng cấp Iraq Barham Salih thảo luận biện pháp chống lại chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và bảo vệ sự sự toàn vẹn và thống nhất cho quốc gia Trung Đông.
Hàng loạt các quốc gia Ả-rập như Kuwait, UAE và Bahrain đồng loạt lên án chiến dịch quân sự mới của Ankara, gọi đây là mối đe dọa trực tiếp tới sự ổn định và hòa bình trong khu vực, đồng thời kêu gọi kiềm chế.
Phát biểu với các phóng viên, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông " đồng ý về các biện pháp trừng phạt, nhưng tôi thực sự nghĩ cần biện pháp cứng rắn hơn trừng phạt". Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tiết lộ rằng Washington đã chuyển một số máy bay chiến chiến đấu chống lại IS khỏi các nhà tù ở miền Bắc Syria trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các cuộc tấn công vào khu vực này.
Nhiều chính trị gia Mỹ đưa ra cảnh báo với Ankara liên quan tới hành động mà họ gọi là xâm lược Syria.
Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Van Hollen tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trả giá đắt vì hành động của mình.
"Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá đắt vì tấn công các đối tác người Kurd của chúng ta ở Syria. Các Thượng nghị sĩ thuộc 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ không ủng hộ việc bỏ rơi một tổ chức khu vực có nhiều đóng góp trong việc đẩy IS xuống địa ngục", ông Hollen viết trên Twitter.
Ông này tiết lộ ông và nghị sỹ Lindsey Graham sẽ sớm công bố bộ khung cho các lệnh trừng phạt và nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt này sẽ có "hậu quả sâu rộng, ngay lập tức đối với Tổng thống Erdogan và quân đội của ông".
Ông Graham dùng lời lẽ mạnh mẽ hơn như "đến từ địa ngục", "tàn khốc" khi miêu tả về lệnh trừng phạt mới.
"Thổ Nhĩ Kỳ không phải là bạn của chúng ta và Quốc hội sẽ tìm cách đẩy lùi. Chúng ta không thể bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ và chúng ta sẽ không từ bỏ người Kurd", ông Graham nói trong một cuộc phóng vấn với Fox News hôm 9/10.
Điện Kremlin cũng chưa đưa ra bình luận về động thái quân sự mới của Ankara.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đưa tin Tổng thống Tayyip Erdogan và người đồng cấp Putin đã thảo luận về chiến dịch dự kiến của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria trong cuộc điện đàm mới đây. Vladimir Dzhabarov, phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Nga nói Matxcơva sẽ không can dự vào xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Hôm 9/10, Tổng thống Erdogan tuyên bố bắt đầu chiến dịch ở phía Đông Bắc Syria, ba ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý di chuyển quân đội Mỹ ra khỏi khu vực.
" Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Quân đội Quốc gia Syria, vừa phát động Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình ", ông Erdogan đăng tải thông tin trên Twitter.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn chặn việc tạo ra một hành lang khủng bố xuyên biên giới phía Nam, và mang lại hòa bình cho khu vực".
Trong khi đó, Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo - một đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo IS kiểm soát phần lớn khu vực gần biên giới cho biết các cuộc không kích đã bắt đầu.
"Người dân trong khu vực đang hết sức hoảng loạn", phát ngôn viên Mustafa Bali viết.
Theo Sputnik, các máy bay của Thổ Nhĩ bắt đầu chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" bằng cách không kích nhằm vào thành phố Ras al-Ain thuộc tỉnh Hasek. Hàng nghìn người buộc phải chạy trốn khỏi Ras al Ain, di chuyển về phía tỉnh Hasaka do SDF kiểm soát để lánh nạn.
Một thành phố khác của Syria ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Tell Abyad cũng trở thành mục tiêu bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ tấn công.
Đáp trả, cố vấn Rizan Djelo thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu khẳng định các đơn vị của họ sẽ không rút khỏi vị trí ở khu vực giáp ranh với Thổ Nhĩ Kỳ và họ sẽ kháng cự quyết liệt trên tất cả các mặt trận với Ankara.
"Các lực lượng SDF đã chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ các vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Syria theo đúng các kế hoạch quân sự hiện có", ông Abyad cho biết thêm.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Joshua Wong được thả, đang trên đường sang Đức Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 9/9 hoan nghênh việc nhà hoạt động Hong Kong Joshua Wong được cảnh sát thả và nói ông có thể gặp anh ta ở Berlin, Đức. Ông Maas nghe nói Wong đang trên đường đến thủ đô nước Đức và cho biết họ có thể nói chuyện sau đó. Joshua Wong. (Ảnh: Joan Huang/ Reuters) Joshua Wong...