Đức vội rút 300 tấn vàng giấu ở Mỹ thời Chiến tranh Lạnh
Đức đã hoàn tất việc đưa 300 tấn vàng cất giấu tại Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh về nước, so với kế hoạch đề ra năm 2020.
Đức vội rút 300 tấn vàng giấu ở Mỹ về nước trong bối cảnh đồng tiền chung châu Âu đang có dấu hiệu bất ổn.
Theo Daily Mail, ngân hàng trung ương Đức xác nhận đã hoàn tất công tác đưa 300 tấn vàng từ Mỹ về nước, bao gồm 111 tấn vàng cuối cùng vào năm ngoái.
Năm 2013, Đức bắt đầu chuyển về Frankfurt 300 tấn vàng gửi ở New York và 374 tấn vàng gửi tại Paris. 91 tấn vàng còn lại ở Pháp sẽ được đưa về nước trong năm nay.
Việc chuyển vàng diễn ra trong bối cảnh đồng tiền chung châu Âu đang có dấu hiệu bất ổn và người dân một số quốc gia muốn rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Video đang HOT
Đây là số vàng mà Tây Đức có được nhờ thặng dư thương mại trong những năm trong những năm 1950 và 1960. Người Đức chọn gửi tiền ở Mỹ và các quốc gia khác thay vì đưa về nước bởi tình hình địa chính trị phức tạp thời Chiến tranh Lạnh.
Carl-Ludwig Thiele, quan chức ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank nói rằng, việc chuyển vàng diễn ra suôn sẻ và không có gì bất thường. Quá trình chuyển vàng đã kết thúc và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền không làm thay đổi kế hoạch này.
Ngân hàng Trung ương Đức không tiết lộ cách đưa kho vàng về nước.
Ông Thiele cũng khẳng định mối quan hệ giữa Đức và Mỹ vẫn tốt đẹp. Bundesbank vẫn luôn tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tính tới ngày 31.12.2016, Đức có 1.236 tấn vàng ở New York, chiếm 36,6% lượng dự trữ. Họ cũng gửi 432 tấn vàng ở London, Anh, chiếm 12,8%. Berlin không giữ vàng trong nước ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh vì lo ngại chiến tranh với Liên Xô. Từ năm 1998 đến 2001, Bundesbank đã đưa về nước 850 tấn vàng gửi ở London.
London, New York, Paris đều là những trung tâm giao dịch lớn bằng vàng, Kể từ khi Đức chuyển sang sử dụng đồng euro, việc cất giữ vàng ở Pháp trở nên không cần thiết. Phương thức vận chuyển vàng về Đức không được tiết lộ.
Chính phủ Đức ban đầu có kế hoạch đưa kho vàng về nước năm 2020 nhưng đã đẩy nhanh tiến độ trước thời hạn 3 năm.
Theo Danviet
Mỹ phải mua vũ khí nước ngoài để đuổi kịp Trung Quốc và Nga?
Nhiều chuyên gia khác nhau đã cảnh báo rằng Mỹ có thể đánh mất vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ quân sự, như bình luận viên Michael Peck viết cho chuyên mục của The National Interest.
Thông thường, người ta nói về điều đó khi chỉ trích chi tiêu quốc phòng của Washington hay việc mua sắm vũ khí đắt tiền. Nhưng bây giờ cảnh báo trên được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, được coi là một trong những nguồn tin khách quan nhất.
Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm, các nước như "Nga và Trung Quốc, không chỉ hiện đại hóa trang thiết bị quân sự hiện có, bằng cách tăng cường tính ổn định và khả năng tấn công của chúng, mà còn phát triển tiềm năng hoàn toàn mới cả cho nhu cầu bản thân và dành cho khả năng xuất khẩu".
Trong khi Nga đang phát triển xe tăng "Armata" T-14 hiện đại nhất, Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng "Abrams và Bradley nằm trong kho vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh. Còn thế hệ mới của máy chiến đấu không được trang bị sớm hơn trước năm 2035.
Trong điều kiện bình thường, trong trường hợp Mỹ tụt hậu so với các nước khác, Mỹ vẫn đuổi kịp họ bằng cách cung cấp thêm nguồn lực cho mục đích này. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, khi máy bay ném bom F-35 chỉ được trang bị sau hơn 20 năm kể từ khi bắt đầu phát triển việc chế tạo ra xe tăng mới sẽ mất hàng thập kỷ.
Và điều này, đến lượt mình lại đặt ra một câu hỏi tế nhị về việc nước Mỹ sẽ phải mua thiết bị nước ngoài để đuổi kịp các nước khác về phát triển quân sự.
Theo Danviet
Vụ đâm tàu ngầm hạt nhân suýt kích hoạt Thế chiến 3 Một vụ va chạm nghiêm trọng giữa hai tàu ngầm hạt nhân Mỹ và Liên Xô ngoài khơi bờ biển Anh trong giai đoạn cao trào Chiến tranh Lạnh suýt chút nữa đã kích hoạt Thế chiến 3. Tổng thống Mỹ Gerald Ford khi đó đã không bố công bố vụ va chạm tàu ngầm hạt nhân. Theo Express, vụ va chạm giữa...