Đức vận động Thổ Nhĩ Kỳ thả công dân bị bắt vì lý do chính trị
THX đưa tin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 5/9 tuyên bố sẽ tận dụng chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Thổ Nhĩ Kỳ như một cơ hội để nhắc lại đề nghị thả các công dân Đức đang bị bắt giam tại đó vì lý do chính trị.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: Imago)
Phát biểu với phóng viên trước thềm cuộc gặp Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Ngoại trưởng Mevluet Cavusoglu của Thổ Nhĩ Kỳ tại thủ đô Ankara, ông Maas nhấn mạnh, “rõ ràng những diễn biến gần đây đang phủ bóng đen lên mối quan hệ ngoại giao thân thiết truyền thống giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình này thể hiện rõ ở việc số người bị tống giam hiện vẫn ở mức cao.”
Video đang HOT
Theo ông, hai nước vẫn chưa thể bình thường hóa quan hệ cho đến khi 7 tù nhân Đức cuối cùng tại Thổ Nhĩ Kỳ được trả tự do.
Ít nhất 35 công dân Đức đã bị giam sau vụ đảo chính bất thành nhằm vào Tổng thống Erdogan hồi năm 2016, phần lớn những người này bị cáo buộc ủng hộ các tổ chức trái phép của người Kurd hoặc phe cánh tả./.
Theo vietnamplus
Liên Hợp Quốc kêu gọi Putin và Erdogan khẩn trương ngăn chặn đổ máu ở Syria
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc cho rằng Syria có thể thoát khỏi cuộc tấn công đẫm máu nếu Tổng thống Nga và Thổ nhĩ Kỳ nhanh chóng đàm phán.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo sau hội nghị tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 4/4. Ảnh: Reuters.
Staffan De Mistura, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, hôm nay kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp tại Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyep Erdogan khẩn trương điện đàm để ngăn chặn trận chiến "đẫm máu" sắp tới tại tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phiến quân Hồi giáo ở Syria, theo Reuters.
Lời kêu gọi của De Mistura xuất hiện trong bối cảnh lực lượng không quân Syria do Nga hậu thuẫn sáng nay không kích các mục tiêu tại Idlib, báo hiệu chiến dịch tấn công của quân đội Syria nhằm chiếm lại quyền kiểm soát khu vực này sắp diễn ra. Trước đó, các nguồn tin địa phương cho biết Thổ Nhĩ Kỳ cũng điều một đoàn xe quân sự lớn tới khu vực phía tây của Idlib nhằm bảo vệ các nhóm vũ trang được nước này bảo trợ trước sức ép tấn công từ quân đội Syria.
Idlib nằm ở khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện thuộc quyền kiểm soát của nhóm Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) có liên hệ với al-Qaeda và Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF), lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Vì vậy, De Mistura cho rằng việc Putin và Erdogan đàm phán là chìa khóa để ngăn chặn cuộc tấn công có khả năng gây ra thảm họa nhân đạo quy mô lớn này.
Đặc phái viên nhấn mạnh cuộc điện đàm cần tiến hành trước hội nghị thượng đỉnh tại Tehran giữa Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 7/9, nơi các lãnh đạo sẽ thảo luận về chiến dịch quân sự sắp tới tại Idlib. Truyền thông đưa tin rằng chính phủ Syria có thể đợi tới này 10/9 mới tấn công, nên hội nghị này trở nên vô cùng quan trọng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng cảnh báo Syria "không được liều lĩnh tấn công Idlib", đồng thời tuyên bố "quân đội Nga và Iran sẽ phạm sai lầm khủng khiếp nếu tham gia vào thảm kịch" có nguy cơ khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng này. Tuy nhiên, Điện Kremlin cho rằng sự hiện diện của phiến quân Hồi giáo tại Idlib làm cản trở tiến trình hòa bình của Syria nên "cần giải quyết vấn đề này".
Vị trí tỉnh Idlib ở biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: BBC.
Theo ÁNH NGỌC(vnexpress.net)
Tổ chức hòa nhạc kêu gọi chống phân biệt chủng tộc tại Đức Ngày 3/9, hàng chục nghìn người đã tham dự một buổi hòa nhạc phản đối làn sóng phân biệt chủng tộc mới bùng phát tại thành phố Chemnitz của Đức sau khi xảy ra một vụ tấn công bằng dao làm một người đàn ông Đức thiệt mạng hôm 26/8 vừa qua. Hàng chục nghìn người đã tham dự buổi hòa nhạc. (Nguồn:...