Đức và Hà Lan đình chỉ việc trục xuất người tị nạn Afghanistan
Ngày 11/8, Đức và Hà Lan đã quyết định đình chỉ việc trục xuất người tị nạn Afghanistan với lý do tình hình an ninh ở quốc gia Tây Nam Á này đang ngày một xấu đi trong bối cảnh phiến quân Taliban đẩy mạnh các cuộc tấn công.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại tỉnh Kandahar, Afghanistan ngày 27/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức Steve Alter cho biết: “Do những diễn biến hiện tại liên quan tới tình hình an ninh, Bộ trưởng Nội vụ đã quyết định tạm dừng việc trục xuất người tị nạn Afghanistan”.
Tương tự, Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Hà Lan Ankie Broekers-Knol cũng công bố “lệnh tạm hoãn thực thi quyết định trục xuất”. Trong thư gửi Quốc hội Hà Lan, bà Broekers-Knol nêu rõ lệnh đình chỉ trục xuất “sẽ có hiệu lực trong 6 tháng và sẽ áp dụng đối với người nước ngoài có quốc tịch Afghanistan”.
Quyết định trên của Đức và Hà Lan đánh dấu một sự thay đổi lớn so với quan điểm cứng rắn trước đó. Hôm 10/8, sáu quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Hà Lan và Áo, đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu yêu cầu tiếp tục trục xuất người di cư Afghanistan, dù Kabul đã kêu gọi các nước châu Âu tạm dừng động thái trên trong 3 tháng tới. Trong thư, 6 nước trên kêu gọi Ủy ban châu Âu tham gia đối thoại tăng cường với các đối tác Afghanistan về tất cả vấn đề di cư khẩn cấp, trong đó có hợp tác nhanh chóng và hiệu quả việc hồi hương người di cư. Lý do mà các nước này đưa ra là việc ngừng hồi hương sẽ phát đi một tín hiệu sai lầm và có thể thúc đẩy nhiều công dân Afghanistan rời bỏ nhà cửa để đến EU.
Video đang HOT
Xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Taliban đã leo thang sau khi các binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan. Các tay súng Taliban đã giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở nông thôn và mở chiến dịch tấn công vào các thành phố lớn, giành quyền kiểm soát nhiều thủ phủ của các tỉnh.
Một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 11/8 cho biết cơ quan tình báo Mỹ đánh giá Taliban có thể cô lập thủ đô Kabul của Afghanistan trong vòng 30 ngày và có khả năng giành quyền kiểm soát thành phố này trong 90 ngày. Theo quan chức giấu tên này, đánh giá mới của Mỹ được đưa ra trên thực tế rằng Taliban đã nhanh chóng chiếm được nhiều khu vực trên khắp Afghanistan trong thời gian qua.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, truyền thông địa phương dẫn nguồn tin của Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết Tổng thống nước này Mohammad Ashraf Ghani đã bổ nhiệm Tướng Hibatullah Alizai làm Tham mưu trưởng quân đội, thay thế Tướng Wali Mohammad Ahmadzai, người vừa đảm nhiệm chức vụ này vài tháng trước. Tổng thống Ghani cũng bổ nhiệm Tướng Sami Sadaat làm Tư lệnh quân đoàn đặc nhiệm. Hiện Bộ Quốc phòng Afghanistan chưa xác nhận thông tin trên.
Máy bay 'đánh hơi hạt nhân' Mỹ áp sát Nga
Trinh sát cơ hạt nhân WC-135W Mỹ quần thảo nhiều vòng trên không phận quốc tế ở biển Baltic gần Nga, nhưng chưa rõ nhiệm vụ.
Dữ liệu trên trang định vị hàng không ADS-B Exchange hôm 5/8 cho thấy trinh sát cơ WC-135W mang hô hiệu Jake 21 cất cánh từ căn cứ Mildenhall ở Anh, bay qua không phận Hà Lan, Đức và Ba Lan trước khi chuyển hướng đến biển Baltic.
Chiếc WC-135W sau đó quần thảo nhiều vòng trên không phận quốc tế ở biển Baltic, có thời điểm hạ độ cao xuống 1.500-2.000 m so với mặt biển, trước khi trở về căn cứ tại Anh.
Không quân Mỹ chưa bình luận về chuyến bay của chiếc WC-135W.
Máy bay WC-135W cất cánh làm nhiệm vụ hồi năm 2019. Ảnh: Flickr/Simon Coates .
Nhiều người dùng mạng xã hội đã đặt ra các giả thuyết về nhiệm vụ của phi cơ WC-135W, trong đó có sự cố với hệ thống động lực khiến tàu ngầm hạt nhân tấn công Orel của Nga chết máy trên biển Baltic hôm 30/7.
Chuyến bay trên biển Baltic cũng cho phép không quân Mỹ thu thập mẫu không khí từ những địa điểm ở phía bắc và phía đông khu vực, tùy thuộc vào tình hình thời tiết. Nga từng thử nghiệm tên lửa hành trình hạt nhân Burevestnik ở Biển Trắng nằm phía đông bắc biển Baltic.
Khu vực hoạt động của chiếc WC-135W cũng tương đối gần nhiều căn cứ hải quân chủ chốt của Nga, nơi đóng quân của các tàu ngầm hạt nhân và cơ sở xử lý chất thải phóng xạ.
Đường bay của chiếc WC-135W hôm 5/8. Ảnh: ADS-B Exchange .
WC-135W Constant Phoenix, còn có biệt danh "máy bay đánh hơi hạt nhân", được phát triển từ nền tảng vận tải cơ Boeing C-135, hai bên thân có khoang thu thập mẫu không khí, bộ lọc bên trong sẽ tách các phân tử phóng xạ để phân tích. Thiết bị trên WC-135W cho phép chuyên gia đo đạc dư lượng phóng xạ theo thời gian thực nhằm xác nhận sự xuất hiện của vụ nổ hạt nhân, cũng như thông tin cơ bản về đầu đạn.
Máy bay này có thể chở tối đa 33 thành viên phi hành đoàn và chuyên gia hạt nhân. Tuy nhiên, tổ bay thường được cắt giảm tới mức tối thiểu để giảm nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.
Không quân Mỹ hiện chỉ còn một chiếc WC-135W trong biên chế được sản xuất từ thập niên 1960, sau khi loại bỏ một máy bay Constant Phoenix hồi năm ngoái.
Taliban hành quyết 900 người ở một tỉnh Afghanistan trong 6 tuần Chỉ trong 6 tuần, lực lượng Taliban ở Afghanistan đã hành quyết 900 người ở tỉnh Kandahar. Binh sĩ chính phủ Afghanistan tại Kandahar. Ảnh: EPA Theo tờ Dailymail, thông tin trên do cựu cảnh sát trưởng ở tỉnh Kandahar, ông Tadin Khan cho biết. Theo đó, các mục tiêu của Taliban là cảnh sát, già làng, nhà hoạt động nhân quyền, thậm...