Đức và Ấn Độ sắp đạt được thỏa thuận chế tạo tàu ngầm
Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do đội tàu của nước này đã cũ. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc.
Tàu ngầm của Ấn Độ. (Nguồn: dailygamingworld)
Ngày 6/6, kênh tin tức tài chính và kinh doanh ET Now đưa tin, các công ty của Đức và Ấn Độ đang tiến gần đến thỏa thuận chế tạo tàu ngầm ở Ấn Độ trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đang ở thăm New Delhi.
Các nguồn thạo tin cho biết chi nhánh hàng hải của tập đoàn Thyssenkrupp AG của Đức và công ty TNHH đóng tàu Mazagon Dock của Ấn Độ có khả năng sẽ cùng đấu thầu một dự án ước tính trị giá 5,2 tỷ USD để đóng 6 tàu ngầm cho hải quân Ấn Độ.
Theo các quan chức Đức và Ấn Độ, thỏa thuận sơ bộ hoặc biên bản ghi nhớ sẽ được ký kết với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius-người đang thực hiện chuyến thăm Ấn Độ 2 ngày (6 và 7/6).
Trước đó, ông Pistorius đã tiết lộ với đài truyền hình ARD rằng thỏa thuận tàu ngầm sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi ông đến thăm Mumbai vào ngày 7/6.
Video đang HOT
Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do đội tàu của nước này đã cũ. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc.
Trong hạm đội này, ngoài 6 chiếc được đóng gần đây, số còn lại đều đã trên 30 năm tuổi và có thể sẽ ngừng hoạt động trong vài năm tới.
Cũng trong ngày 6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Đức Boris Pistorius đã gặp nhau ở thủ đô New Delhi.
Ngoài cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, ông Pistorius có thể sẽ gặp một số công ty khởi nghiệp quốc phòng tại một sự kiện được tổ chức theo sáng kiến Đổi mới vì Chất lượng Quốc phòng (iDEX) ở New Delhi.
Ngày 7/6, Bộ trưởng Pistorius sẽ tới Mumbai để thăm Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hải quân miền Tây và Công ty đóng tàu Mazagon Dock.
Trong một tuyên bố mà không đề cập đến tàu ngầm, Bộ trưởng Singh cho biết “lực lượng lao động lành nghề và chi phí cạnh tranh của Ấn Độ cùng với công nghệ cao và đầu tư của Đức có thể tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương”.
Đức lo "kịch bản xấu" hậu bầu cử Mỹ, từ chối cấp thêm tăng cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức lo ngại sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev sẽ suy giảm đáng kể nếu một Tổng thống Mỹ "xa rời châu Âu" được lựa chọn trong cuộc bầu cử vào năm sau.
RT hôm nay (2/4) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với báo Welt am Sonntag rằng, viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine có thể bị cắt giảm sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ vào năm 2024, bất kể ai là người chiến thắng, vì Mỹ cần quan tâm hơn tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. Ảnh: GettyImages
Ông Pistorius cũng cảnh báo "kịch bản xấu nhất" có thể xảy ra, dẫn đến việc chấm dứt sự hậu thuẫn của phương Tây với Ukraine. "Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra và một Tổng thống Mỹ, người xa rời châu Âu và NATO, chuyển đến Nhà Trắng, chúng ta sẽ đối mặt thách thức nghiêm trọng", ông Pistorius nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức giải thích, trong tình huống đó, các cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh có thể sụt giảm và các nước châu Âu buộc phải huy động thêm nguồn lực để "bù đắp".
Vị quan chức Đức không nên tên ứng viên Tổng thống Mỹ mà ông cho là có thể dẫn đến "kịch bản xấu nhất". Một số ứng cử viên nổi bật của đảng Cộng hòa, gồm cựu Tổng thống Donald Trump, đã nhiều lần nghi ngờ hiệu quả của nỗ lực trợ giúp Kiev của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Một ứng cử viên tiềm năng khác, Thống đốc Florida Ron DeSantis, đã mô tả cuộc xung đột là một "tranh chấp lãnh thổ" và rằng việc tham gia tích cực hơn vào cuộc xung đột này không mang lại lợi ích cho Mỹ.
Vào cuối tháng 3/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ lo ngại về khả năng hỗ trợ của Mỹ giảm dần. Ông Zelensky cho biết, "nếu họ ngừng giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi sẽ không thể giành chiến thắng".
Xe tăng Leopard 2 của Đức. Ảnh: GettyImages
Đức là một trong những quốc gia viện trợ Ukraine nhiều vũ khí nhất từ khi xung đột nổ ra, bao gồm ít nhất 18 xe tăng Leopard 2 hiện đại từ kho quân đội. Berlin đang phối hợp cùng các nước đồng minh để chuyển thêm những chiếc Leopard 2 mà Đức đã xuất khẩu và phiên bản Leopard 1 đời cũ hơn cho Kiev.
Vẫn trong cuộc phỏng vấn mới nhất, ông Pistorius tiết lộ, các nước NATO đang nỗ lực hoàn thành cam kết gửi 2 tiểu đoàn tăng Leopard 2 (khoảng 60 chiếc) và 4 tiểu đoàn Leopard 1 (100 chiếc) cho Ukraine, tương đương hơn một nửa số tăng mà Ukraine yêu cầu cho đợt phản công dự kiến vào mùa Xuân - Hè.
"Tôi không thấy bất cứ kịch bản nào về việc có thể gửi thêm những chiếc Leopard khác tới Ukraine ngoài những gì đã được công bố. Dự trữ của chúng tôi, giống như của các quốc gia khác, là có hạn", ông nói, KyivIndependent dẫn lời.
18 xe tăng Leopard 2 của Đức cập bến Ukraine Bộ Quốc phòng Đức ngày 27/3 (giờ địa phương) xác nhận 18 xe tăng chiến đấu Leopard 2 mà nước này cam kết hỗ trợ đã đến Ukraine. "Tôi chắc chắn rằng các vũ khí này có thể đóng góp quyết định trên mặt trận", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius chia sẻ trên Twitter ngày 27/3. Một nguồn tin an ninh...