Đức: Ủng hộ tăng quyền hạn của chính phủ liên bang trong phòng chống dịch
Trong bối cảnh hiện nay, một số bang của Đức ủng hộ thực hiện việc phong tỏa nghiêm ngặt hơn, có bang khác “hài lòng” về những biện pháp hiện tại, trong khi một số bang muốn nới lỏng thêm các biện pháp phong tỏa.
Trong bối cảnh các bang ở Đức tiếp tục bất đồng về một hướng đi chung nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 3 của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bùng phát mạnh, Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhiều nghị sĩ thuộc liên đảng bảo thủ mong muốn sửa đổi luật để tăng cường quyền hạn của chính phủ liên bang trong việc ra các quyết định ràng buộc liên quan phòng, chống đại dịch.
Một nhà hàng đóng cửa khi lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 1/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Luật Phòng chống lây nhiễm hiện nay trao quyền cho các bang đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh, do vậy mỗi bang đưa ra một hình thức chống dịch khác nhau tùy theo tình hình dịch bệnh tại bang. Trong bối cảnh hiện nay, một số bang ủng hộ thực hiện việc phong tỏa nghiêm ngặt hơn, có bang khác “hài lòng” về những biện pháp hiện tại, trong khi một số bang muốn nới lỏng thêm các biện pháp phong tỏa.
Video đang HOT
Trong số các nghị sĩ Quốc hội Đức có 52 nghị sĩ thuộc Liên minh Dân chủ/ Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) muốn gia tăng quyền lực của chính phủ liên bang theo luật, đồng thời cam kết sẽ ủng hộ việc sửa đổi Luật Phòng chống lây nhiễm để tăng quyền hạn của chính phủ trong việc thực thi biện pháp chống dịch đối với các bang. Các nghị sĩ chỉ trích sự “khập khiễng” giữa chính quyền trung ương và các bang trong nỗ lực chống dịch, yêu cầu cần có sự thống nhất về một hành động chung.
Lãnh đạo đảng đoàn CSU Alexander Dobrindt cho rằng Luật Phòng chống lây nhiễm “bị lỗi cấu trúc”, không đủ sức mạnh bởi trong tình huống đại dịch toàn quốc chỉ trao quyền cho các bang, trong khi chính quyền liên bang không được quyền định hình biện pháp để các bang bắt buộc phải tuân thủ.
Theo ông, các nghị sĩ phải vào cuộc để có sự sửa đổi pháp lý đối với Luật Phòng chống lây nhiễm nhằm trao quyền cho liên bang thông qua các quy định bắt buộc về mặt pháp lý để triển khai các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên, để sửa đổi luật trên, ngoài sự ủng hộ của các nghị sĩ CDU và CSU, cần phải có ít nhất một nghị sĩ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) ủng hộ, trong khi các nghị sĩ trung tả vẫn chưa đạt được sự thống nhất về điều này. Trong khi đó, một số thủ hiến bang đã lên tiếng phản đối điều này, trong đó có Thủ hiến bang Thringen Bodo Ramelow (đảng Cánh tả), Thủ hiến bang Rheinland-Pfalz Malu Dreyer (SPD) và Thủ hiến bang Niedersachsen Stephan Weil (đảng SPD).
Theo kế hoạch, Thủ tướng Merkel sẽ cùng các thủ hiến bang tiến hành hội nghị trực tuyến để thảo luận về tình hình dịch bệnh vào ngày 12/4 tới. Tuy nhiên, đã có một số ý kiến kêu gọi hoãn cuộc gặp này khi thủ hiến 16 bang chưa có đường lối rõ ràng trong việc phòng chống dịch.
Theo số liệu do các cơ quan y tế Đức thông báo tối 8/4 (theo giờ địa phương), trong 24 giờ qua Đức ghi nhận thêm 341 ca tử vong và 23.163 ca nhiễm mới. Đây là mức lây nhiễm cao nhất ghi nhận trong các ngày thứ Năm kể từ ngày 7/1 vừa qua.
Liên quan tình hình giao nhận vaccine ngừa COVID-19 ở Đức, hãng Moderna của Mỹ thông báo trong năm nay sẽ chuyển giao cho Đức 80 triệu liều vaccine. Trong quý I/2021, Moderna đã giao cho Đức 1,8 triệu liều và dự kiến trong quý II sẽ giao thêm 6 triệu liều. Trong khi đó, hãng sản xuất vaccine Sputnik V của Nga ngày 8/4 thông báo đã bắt đầu thảo luận với đại diện Chính phủ Đức về việc mua vaccine phòng COVID-19 của Nga.
Giới y, bác sĩ tại Đức hối thúc chính phủ tái áp đặt lệnh phong tỏa
Giới y bác sĩ làm việc tại khu vực chăm sóc đặc biệt (ICU) ở các bệnh viện của Đức ngày 15/3 cảnh báo nước này cần áp đặt trở lại ngay lập tức lệnh phong tỏa một phần để tranh rơi vào làn sóng thứ 3 của dịch bệnh COVID-19.
Cảnh vắng lặng trên đường phố ở Munich, Đức ngày 15/1/2021 khi nhà chức trách ban bố lệnh phong tỏa do dịch COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời kênh RBB, Giám đốc bộ phận đăng ký ICU, bà Christian Karagiannidis cho biết từ những số liệu tổng hợp hiện có, cùng với sự xuất hiện của biến thể SARS-CoV-2 tại Anh, các y bác sĩ ICU kêu gọi chính phủ ngay lập tức tái áp đặt lệnh phong tỏa để tránh làn sóng dịch bệnh thứ 3. Theo bà, trong vòng 1 đến 2 tuần tới các phòng bệnh ICU sẽ không thể chống đỡ bởi số bệnh nhân cần điều trị tại ICU sẽ tăng nhanh và đội ngũ y bác sĩ một lần nữa sẽ phải nỗ lực gấp đôi.
Đức đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kể từ khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng dịch vào cuối tháng 2 vừa qua, theo đó cho phép trường học, cửa hàng làm đẹp và một số cửa hiệu kinh doanh được mở cửa một phần.
Các số liệu báo cáo mới nhất từ Hiệp hội y khoa cấp cứu và điều trị tích cực, cho thấy Đức hiện có gần 2.800 bệnh nhân điều trị trong các phòng ICU, tuy nhiên, bà Karagiannidis cảnh báo con số này có thể tăng lên 5.000 đến 6.000 nếu chính quyền các bang không có hành động ngăn dịch bệnh lây lan.
Số ca nhiễm mới gia tăng, cùng với sự lây lan của biến thể SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Anh và tiến trình tiêm chủng chậm chạp tại Đức đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, trong khi người dân Đức hy vọng sớm thoát khỏi tình trạng phong tỏa một phần kéo dài 3 tháng.
* Tại Hàn Quốc, chính quyền tỉnh Gyeonggi đông dân nhất nước này đã ban hành quy định đến ngày 22/3 tất cả người lao động nước ngoài phải xét nghiệm COVID-19.
Quyết định trên được đưa ra sau khi có ít nhất 275 người lao động nước ngoài dương tính với SARS-CoV-2, nhiều người trong số đó liên quan đến ổ dịch tại các khu công nghiệp. Theo đó, khoảng 85.000 lao động nước ngoài có đăng ký và cả những lao động không có giấy tờ sẽ phải xét nghiệm. Những người không thực hiện sẽ bị phạt 3 triệu won (2.640 USD).
Đức, Pháp, Italy ngừng tiêm vaccine AstraZeneca Đức, Pháp và Italy đình chỉ tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca để đề phòng cho đến khi có báo cáo về nguy cơ đông máu sau khi tiêm. "Chính phủ đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca để đề phòng, sau khi được cơ quan quản lý vaccine là Viện Paul Ehrlich khuyến cáo", phát ngôn viên Bộ Y tế Đức thông báo hôm nay. Bộ...