Đức tuyên bố không tham gia tấn công Syria
Thủ tướng Angela Merkel hôm nay khẳng định quân đội Đức sẽ không tham gia bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Syria, giữa lúc Mỹ, Anh và Pháp dường như đang tạo thành một liên minh để đáp trả chính quyền Damascus.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: DDP)
“Đức sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào và tôi muốn nói rõ rằng chưa có quyết định nào được đưa ra (về hành động quân sự). Tuy nhiên, chúng tôi ủng hộ mọi việc đang được tiến hành để gửi đi một tín hiệu rằng, việc sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận được”, Sputnik dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu hôm nay.
Theo Thủ tướng Merkel, có nhiều biện pháp được cân nhắc để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria, nhưng Đức sẽ không tấn công quân đội Syria cũng như các lực lượng chính phủ khác. Nhà lãnh đạo Đức cho rằng “điều quan trọng là cần thể hiện sự thống nhất trong vấn đề Syria”, đồng thời c ảnh báo chính quyền Syria chưa phá hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học như nước này từng cam kết năm 2013.
Theo Sputnik, việc Đức tuyên bố không tham gia chiến dịch tấn công quân sự Syria là một trở ngại cho kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc tập hợp liên minh đối phó với Damascus. Hiện cả Anh và Pháp đều đứng về phía Mỹ, cáo buộc lực lượng chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng ở thị trấn Douma, Đông Ghouta hôm 7/4.
Video đang HOT
Mặc dù chưa đưa ra quyết định cuối cùng về phương án đáp trả chính quyền Syria, song Tổng thống Trump vẫn để ngỏ mọi khả năng, bao gồm tấn công quân sự bằng tên lửa. Trong khi đó, Nga và Syria cho đến nay vẫn bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới nghi vấn tấn công hóa học.
Các kênh liên lạc giữa lúc căng thẳng
Trong bối cảnh quan hệ Nga – Mỹ đang trở nên căng thẳng liên quan tới vấn đề Syria, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cho biết đường dây liên lạc thông qua các kênh quân sự giữa các lực lượng vũ trang của Nga và Mỹ vẫn đang hoạt động.
Khi được hỏi liệu quân đội Nga và Mỹ có duy trì đường dây liên lạc để tránh thương vong cho các binh sĩ Nga trong trường hợp Mỹ tấn công quân sự Syria hay không, ông Peskov cho biết: “Đường dây vẫn đang hoạt động… Nhìn chung, tôi có thể nói rằng đường dây liên lạc này vẫn đang được cả hai nước sử dụng”.
Theo trợ lý thân cận của Tổng thống Putin, Nga vẫn đang theo dõi chặt chẽ các tuyên bố của Mỹ. “Nga đang theo dõi sát sao những tuyên bố liên quan do Washington đưa ra. Chúng tôi vẫn cho rằng cần kiềm chế bất cứ bước đi nào có thể dẫn đến một sự leo thang tại Syria”, ông Peskov nói thêm.
Ngoài Mỹ, Nga và Pháp cũng duy trì các liên lạc, bao gồm các liên lạc ở cấp cao nhất trong bối cảnh căng thẳng vì vụ việc ở Syria chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công sứ Artem Studennikov tại Đại sứ quán Nga ở Pháp đã xác nhận thông tin này.
“Chúng tôi không cắt đứt mối quan hệ. Các liên lạc với Pháp vẫn được duy trì, bao gồm ở cấp tổng thống, ngoại trưởng và các lãnh đạo. Chính sách ngoại giao trên Twitter của ông Trump không nằm trong mối quan tâm của chúng tôi… Các lực lượng quân sự của chúng tôi vẫn liên lạc với nhau, chúng tôi luôn có các kênh đối thoại”, Công sứ Artem Studennikov cho biết.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga điều quân tới "điểm nóng" ở Syria giữa lúc căng thẳng
Nga thông báo sẽ triển khai lực lượng quân cảnh tới thị trấn Douma của Syria - nơi được xem là "điểm nóng" dẫn tới căng thẳng giữa các bên sau nghi vấn tấn công hóa học hồi tuần trước.
Các binh sĩ Nga tập trận tại vùng Pskov (Ảnh: Sputnik)
"Bắt đầu từ ngày mai, các đơn vị quân cảnh Nga sẽ được triển khai tới thị trấn Douma để đảm bảo an ninh, duy trì luật pháp và trật tự, đồng thời hỗ trợ người dân địa phương", TASS dẫn lời Trung tướng Viktor Poznikhir, Phó Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga, nói với các phóng viên hôm 11/4.
Tướng Poznikhir cho biết 41.213 người, bao gồm 3.354 quân nổi dậy và 8.642 thành viên trong gia đình họ, đã rời thị trấn Douma ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus của Syria với sự trợ giúp của quân đội Nga. Chính quyền Mỹ và một số nước đồng minh trước đó đã cáo buộc lực lượng chính phủ Syria gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng tại Douma hôm 7/4.
Trong khi Nga và Syria cho đến nay vẫn bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới cuộc tấn công hóa học ở Douma, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo cứng rắn về khả năng đáp trả Syria, bao gồm phương án tấn công quân sự. Đáp lại, Moscow cảnh báo một cuộc tấn công từ phía Mỹ dựa trên những cáo buộc bịa đặt sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc.
Người dân ở Đông Ghouta vẫn đang được tiếp nhận các khoản hỗ trợ nhân đạo cần thiết từ cả Liên Hợp Quốc và Trung tâm Hòa giải các bên tham chiến của Nga. Quân đội Nga đã hỗ trợ hành lang cho 3 đoàn xe của Liên Hợp Quốc chuyển 445 tấn thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân tại Đông Ghouta. Trong khi đó, các quân nhân Nga cũng chuyển 518 tấn thực phẩm, hơn 9.000 lít nước đóng chai cùng 8.457 tấm chăn và hơn 114.000 gói đồ ăn tới khu vực này.
Thành Đạt
Anh đồng ý tham gia đáp trả Syria Trong cuộc điện đàm ngày 12/4 ngay sau cuộc họp nội các khẩn cấp, Thủ tướng Anh Theresa May đã nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, Anh đồng ý phối hợp với Mỹ trong các hoạt động quốc tế nhằm đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, Reuters cho biết. Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và...