Đức tuyên bố đủ khí đốt tới hết mùa hè dù Nga cắt nguồn cung
Đức sẽ có đủ lượng khí đốt đáp ứng nhu cầu trong nước ít nhất là qua mùa hè năm nay nếu Nga “khóa van” nguồn năng lượng này ở thời điểm hiện tại.
Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Đức. Ảnh: TASS
Đây là đánh giá của người đứng đầu nhà vận hành mạng lưới tại Đức trong trả lời phỏng vấn tờ Die Zeit ngày 12/4. Trong trao đổi, Klaus Muller, Giám đốc Cơ quan mạng lưới liên bang Đức (Bundesnetzagentur), cho biết cá nhân ông nhận được nhiều thư của giới doanh nghiệp gửi tới, đề nghị được tiếp cận các biện pháp bảo vệ trong trường hợp nguồn cung khí đốt bị cắt.
Theo ông Muller, dự trữ khí đốt của Đức hiện cao hơn khá nhiều so với thời điểm một tháng trước đây. Lượng khí này đủ dùng cho tới hết mùa hè và sang đầu mùa thu ngay cả khi Nga dừng cung ứng khí đốt ở thời điểm hiện tại. Nhưng ông cũng cảnh báo Đức cần sẵn sàng cho tình huống sử dụng, tiêu thụ khí đốt luân phiên trong năm nay nếu như không bổ sung nguồn cung kịp thời.
Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Đức đã triển khai những bước đi đầu tiên nhằm đối phó với nguy cơ đứt gãy nguồn cung khí đốt từ Nga, kích hoạt kế hoạch khẩn cấp ngay trước thời điểm Moskva đặt ra yêu cầu mọi hợp đồng nhập khẩu khí đốt sẽ phải thanh toán bằng đồng rúp kể từ ngày 31/3.
Video đang HOT
Cụ thể, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đã lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào Nga, với mục tiêu đến cuối năm nay giảm 50% khí đốt nhập khẩu từ Nga và sẽ ngừng nhập khẩu sau hai năm nữa. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck gần đây đã có chuyến thăm tới Qatar và Na Uy nhằm tìm kiếm nguồn khí LNG thay thế. Nhưng Đức hiện chưa có một trạm xử lý LNG nào và sớm nhất cũng phải đến năm 2026 mới có thể đưa vào vận hành một số trạm dạng này.
Nga cung cấp 55% khí đốt và 34% dầu thô nhập khẩu của Đức, theo số liệu của Agora Energiewende, một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Đức. Nhiều ngành công nghiệp tại Đức sử dụng khí đốt và khoảng 50% hộ gia đình tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng sử dụng nguồn nhiên liệu này để sưởi ấm. Cuộc chiến Ukraine cho thấy mức độ phụ thuộc dễ bị tổn thương của Đức trước khí đốt Nga. Đây cũng là lý do khiến Berlin do dự trong các bước đi áp trừng phạt năng lượng chống Nga.
Đức gặp khó vì lệnh trừng phạt dầu khí Nga
Sau khi Mỹ và Anh áp đặt lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga, áp lực đã tăng lên buộc Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các thành viên G7 khác phải tuân theo.
Theo France24.com (Pháp) ngày 10/3, Đức đã bác bỏ lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt và dầu nhập khẩu của Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng áp lực từ các nước phương Tây đang ngày càng tăng nhằm yêu cầu Berlin từ bỏ lợi ích kinh tế để đưa ra lập trường "đạo lý".
Nord Stream 2, đường ống dẫn khí 11 tỷ USD của Nga tới Đức, là một trong những nạn nhân đầu tiên của các lệnh trừng phạt từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Reuters
Một nhóm các nhà hoạt động khí hậu, học giả và nhà khoa học đã công bố một bức thư ngỏ gửi Chính phủ Đức hôm 9/3 đề nghị ra lệnh cấm hoàn toàn đối với năng lượng của Nga, với lý do "tất cả chúng ta đang tài trợ cho cuộc xung đột này".
Trong một bài báo mới được đăng tải, nhà lập pháp bảo thủ và chuyên gia chính sách đối ngoại Đức Norbert Roettgen cũng cho rằng "hành động đúng đắn duy nhất là ngừng mua dầu khí của Nga ngay lập tức".
"Gần một tỷ Euro (1,1 tỷ USD) đang được đổ vào ngân sách của Nga mỗi ngày, hạn chế các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với ngân hàng trung ương Nga" và "đối với nhiều người Ukraine, sẽ là quá muộn nếu chúng ta chần chừ lúc này", ông Roettgen viết.
Cho đến hiện tại, Chính phủ của Thủ tướng Scholz vẫn "án binh bất động", lập luận rằng các lệnh trừng phạt không nên tạo nguy cơ gây bất ổn cho các quốc gia áp đặt. Vì Đức nhập khẩu hơn một nửa khí đốt, than đá và khoảng một phần ba lượng dầu mỏ từ Nga, các chuyên gia cho rằng cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp để tránh gián đoạn nguồn cung.
"Nếu Đức rơi vào hoàn cảnh các y tá và giáo viên không đến làm việc, do không có điện trong nhiều ngày, Nga sẽ thắng một phần trong cuộc xung đột này, bởi vì Moskva khiến các nước khác rơi vào hỗn loạn", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo.
Nhấn mạnh tình hình bấp bênh của Đức, bà Baerbock thừa nhận rằng Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đang "khẩn cấp tìm cách mua than cứng trên toàn thế giới". Các chuyên gia nói rằng một lệnh cấm vận hoàn toàn dầu khí Nga sẽ gây "đau đớn", nhưng không phải là không thể.
Trong một nghiên cứu được công bố trong tuần này, 9 nhà kinh tế Đức cho rằng dầu và than từ Nga có thể thay thế bằng nhập khẩu từ các nước khác, song đối với khí đốt thì vấn đề lại phức tạp hơn.
Nếu khí đốt của Nga không được các nhà cung cấp khác bù đắp đầy đủ, các hộ gia đình và doanh nghiệp "sẽ phải chấp nhận nguồn cung giảm 30%", và tổng mức tiêu thụ năng lượng của Đức sẽ giảm khoảng 8%, nghiên cứu cho biết.
Theo họ, GDP của Đức có thể giảm 0,2 đến 3% và các lệnh trừng phạt có thể khiến mỗi người Đức thiệt hại từ 80 đến 1.000 Euro một năm, tùy thuộc vào lượng khí đốt của Nga có thể được thay thế.
Viện Hàn lâm Khoa học Đức Leopoldina cũng cho biết việc tạm thời ngừng cung cấp khí đốt của Nga sẽ là một khó khăn nhưng có thể kiểm soát được đối với nền kinh tế Đức, "ngay cả khi hạn chế nguồn cung năng lượng có thể xảy ra trong mùa Đông tới".
Tuy nhiên, để bảo vệ người tiêu dùng trước việc tăng giá và khuyến khích chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, có thể sẽ cần sự hỗ trợ lớn của Chính phủ Đức.
Vụ phóng của Triều Tiên: Đức quan ngại về an ninh và ổn định của khu vực Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ Ngoại giao Đức ngày 6/1 đã lên án việc Triều Tiên phóng vật thể bay mà Bình Nhưỡng tuyên bố là "một tên lửa siêu thanh" hướng ra Biển Nhật Bản. Tên lửa siêu thanh kiểu mới (trái) được phóng từ tỉnh Jagang, miền Bắc Triều Tiên và tên lửa siêu thanh Hwasong-8 (phải) được phóng...