Đúc tượng và khánh thành đền thờ vua Mai Hắc Đế tại Hà Tĩnh
Ngày 12.2, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ Đúc tượng và khánh thành Đền thờ Vua Mai Hắc Đế tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Tham dự có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp và đông đảo nhân.
Tượng vua Mai Hắc Đế đúc bằng đồng liền khối cao 10,8m, đứng trên bệ đá hoa cương cao 4,7m dưới chân núi Bằng Sơn, phía trước có bài trí lư hương bằng đá tự nhiên, đế vuông chân tượng đồng bằng bệ bê tông cốt thép cao gần 1,5m. Tượng vua Mai Hắc Đế được đặt tại khu quảng trường Mai Hắc Đế thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà có tổng diện tích 18 ha với chiều rộng phía bờ biển dài 180m, chiều sâu từ bờ biển vào phía núi Bằng Sơn là 1.000m.
Sau lễ đúc tượng đã diễn ra lễ khánh thành Đền thờ Vua Mai Hắc Đế nằm trên địa bàn xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà. Đền thờ Vua Mai Hắc Đế được trùng tu tôn tạo mở rộng quy mô với tổng diện tích hơn 7.000m2, trong đó diện tích xây dựng gần 1.000m2 với các hạng mục: nghi môn, tả vu, hữu vu, tiền tế, khu đền chính, nhà thủ từ, cổng phụ, tường bao, hệ thống sân vườn cảnh quan va cac công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Tổng mức đầu tư các công trình dự kiến hơn 105 tỷ đồng, trong đó phần tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền thờ hơn 61 tỷ. Được biết, Quỹ thiện tâm Tập đoàn Vingroup hỗ trợ một phần kinh phí.
Mai Hắc Đế, tên húy là Mai Thúc Loan, quê gốc ở làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời Mai Thúc Loan là một hào kiệt, thông minh, tài trí và dũng cảm hơn người. Không cam chịu ách đô hộ của xâm lược phương Bắc, ông đã chiêu mộ anh tài và quân 32 châu, liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp chống nhà Đường.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng lãnh đạo trung ương, địa phương cắt băng khánh thành đền thờ vua Mai Hắc Đế.
Từ năm 713-722, ông đã cùng nhân dân các châu ấp trong vùng viết nên trang sử hào hùng của dân tộc với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu. Khởi nghĩa Hoan Châu là một bằng chứng lịch sử hùng hồn, khẳng định sức sống mãnh liệt, khát vọng độc lập tự chủ của dân tộc, đồng thời thể hiện khí phách anh dũng kiên cường của cha ông ta.
Video đang HOT
Theo Danviet
Chủ tịch nước lái máy cày tại lễ hội xuống đồng dịp đầu năm
Sáng 3.2 (mùng 7 Tết), sau khi làm lễ dâng hương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã xuống đồng, lái máy cày trên cánh đồng Đọi Sơn xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên (Hà Nam).
Lễ hội xuống đồng Đọi Sơn (trước là lễ Tịch điền) diễn ra 7h30 sáng 7 Tết tại cánh đồng Đọi Sơn, xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên (Hà Nam).
Chủ tịch nước cùng lãnh đạo địa phương sử dụng 6 máy cày chuyên dụng để thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm.
Chủ tịch nước trên chiếc máy cày xuống đồng.
Nghi thức xuống đồng cũng là khởi đầu cho vụ mới cầu cho mùa màng bội thu.
Người dân cũng tiếp nối đưa trâu xuống đồng cày ruộng.
Sử sách ghi lại, mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành từng về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền đầu tiên trong lịch sử, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Cụ Đinh Trọng Tế (89 tuổi ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) vinh dự được đóng vai nhà vua Lê Đại Hành đi cày.
Các ông trâu được vẽ trang trí nhân ngày hội.
Trên vai những người nông dân là lưỡi cày.
Các tiết mục ca múa nhạc chào mừng diễn ra ngay trên cánh đồng Đọi Sơn.
Lễ hội thu hút rất nhiều người tham gia.
Theo Danviet
Kiều bào góp phần làm rạng danh dân tộc Việt Nam Chúc Tết các kiều bào về nước vui Xuân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang không chỉ đánh giá cao sự đóng góp của kiều bào cho đất nước mà còn tự hào vì nhiều tấm gương của kiều bào đã góp phần làm rạng danh dân tộc Việt Nam khắp năm châu bốn biển. Tối 20/1, Chủ tịch nước Trần Đại Quang...