Đức tung hành động mạnh về ngoại giao với Nga sau cáo buộc ám sát ở Berlin
Đức đã trục xuất hai nhà ngoại giao Nga hôm thứ Tư khi họ mở một cuộc điều tra chính thức về những nghi ngờ Kremlin đứng đằng sau vụ giết một người đàn ông người Gruzia ở trung tâm Berlin.
Trong động thái căng thẳng ngoại giao đầu tiên theo dạng này – mà các nguồn tin của chính phủ Đức gọi là sự kiện Skripal thứ hai, Đức đã triệu tập đại sứ Nga vào sáng thứ Tư và yêu cầu hai nhân viên đại sứ quán rời khỏi nước này trong vòng bảy ngày.
Hai nhà ngoại giao liên quan được cho là các sĩ quan tình báo Nga, theo truyền thông địa phương.
Đội ngũ giám định tại nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: DPA.
Bộ Ngoại giao Đức cho biết hai nhà ngoại giao này đã bị tuyên bố là persona non grata (không được hoan nghênh) – động thái phản đối việc Nga không hợp tác với cuộc điều tra về vụ giết chết Zensonkhan Khangoshvili, một người quốc gia Gruzia bị bắn chết trong công viên Berlin hồi tháng 8.
Vụ trục xuất trên cũng diễn ra khi các công tố viên liên bang chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh quốc gia tuyên bố họ sẽ tiếp nhận vụ kiện hôm thứ Tư.
Video đang HOT
Có nhiều bằng chứng thực tế cho thấy vụ giết người được thực hiện thay mặt cho các cơ quan nhà nước của Liên bang Nga, các công tố viên liên bang Đức cho biết trong một tuyên bố.
Khangoshvili, một người Gruzia 40 tuổi, người đã tham chiến chống lại Nga ở Chechnya và có mối liên hệ với tình báo Gruzia, đã bị một người đi xe đạp bắn chết từ phía sau giữa ban ngày ở công viên Berlin Kleiner Tiergarten vào tháng 8.
Nghi phạm khi bị cảnh sát bắt được cho là đã cố phi tang khẩu súng gây án ở sông Spree gần đó.
Người đang mang hộ chiếu Nga và được xác định là Vadim Sokolov. Tuy nhiên, các công tố viên Đức hôm thứ Tư lên tiếng cho rằng đó là một danh tính giả. Còn cảnh sát cho biết rất có thể người đàn ông bị bắt giữ i có tên là Gulim Krasnikov, một công dân Nga trước đây bị truy nã vì tội giết một doanh nhân ở Moscow năm 2013.
Nga đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế Interpol đối với Krasnoyikov vào năm 2014, nhưng đã rút nó một năm sau đó mà không có lời giải thích.
Các công tố viên Đức cho biết hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Khangoshvili đã bị giết bởi “những người phi nhà nước”.
Các cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng về bất kỳ mối liên hệ nào giữa bị cáo và nạn nhân, chứ chưa nói đến một động cơ cá nhân nào. Và cũng không có bằng chứng về mối liên hệ nào giữ vụ việc này với tội phạm có tổ chức hoặc khủng bố Hồi giáo, theo các công tố viên.
Khangoshvili sống sót sau một vụ ám sát trước đó ở thủ đô của Gruzia, vào năm 2015, sau đó anh ta trốn sang Ukraine. Anh xin tị nạn ở Đức vào năm 2017, nói rằng mạng sống của anh đang gặp nguy hiểm. Đơn xin tị nạn ban đầu của Khangoshvil đã bị từ chối nhưng anh ta phản đối và vụ việc chưa được giải quyết vào lúc anh ta chết.
An Bình
Theo toquoc.vn
Đức trục xuất hai nhà ngoại giao Nga
Bộ Ngoại giao Đức trục xuất hai nhà ngoại giao Nga sau khi các công tố viên tuyên bố nghi ngờ Matxcơva có liên quan đến một vụ giết người ở Berlin.
Bộ Ngoại giao Đức cho biết hôm 4/12 rằng, việc trục xuất diễn ra sau khi chính quyền Nga không trả lời các yêu cầu liên tục của Đức giúp làm sáng tỏ vụ giết người vào tháng 8.
Các công tố viên liên bang Đức tuyên bố họ đang tiếp quản cuộc điều tra sau khi kết luận có bằng chứng cho thấy sự tham gia của chính phủ Nga hoặc Cộng hòa Chenya (thuộc Nga).
Một số người cầm chân dung của Zelimkhan Khangoshvili trước đại sứ quán Đức ở Tbilisi vào tháng 9. (Ảnh: Zurab Kurtsikidze/EPA)
Bộ Ngoại giao Đức xác định các nhà ngoại giao bị trục xuất là nhân viên của Đại sứ quán Nga ở Berlin nhưng không đưa ra tên hay chức vụ của họ.
Zelimkhan Khangoshvili, 40 tuổi, bị bắn hồi tháng 8 tại một công viên ở Berlin. Tình báo Nga nhận định Khangoshvili là thành viên của tổ chức khủng bố "Causasian Emirates. Người này từng chiến đấu bên cạnh các lực lượng ly khai chống Nga ở Chechnya.
Một nghi phạm bị cảnh sát bắt trong khi cố tiêu hủy hung khí, nhưng từ chối hợp tác khi thẩm vấn. Nghi phạm đến Đức với hộ chiếu Nga có tên Vadim Sokolov. Sokolov từng bị truy nã vì vụ sát hại một doanh nhân Nga năm 2013.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 4/12 cam kết sẽ phản ứng với việc Đức trục xuất hai nhà ngoại giao Nga, một động thái được gọi là "không thân thiện và vô căn cứ", các hãng tin Nga đưa tin. Điện Kremlin phủ nhận Nga có liên quan đến vụ việc.
(Nguồn: The Guardian, Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Norwood - nữ điệp viên người Anh quan trọng nhất trong lịch sử KGB Công lao của Norwood từng được KGB đánh giá cao hơn so với Cambridge Five. Melita Norwood có cha người gốc Latvia và mẹ người Anh. Thân phụ Melita làm thợ đóng sách, là người sáng lập tờ Công nhân miền Nam và Tạp chí Xã hội và Lao động, có cảm tình với Cách mạng tháng Mười Nga, từng đăng bản dịch...