Đức Tuấn ra mắt DVD nhạc đỏ
DVD được ghi từ chương trình nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra vào năm 2015 của nam ca sĩ.
Tối 29/4 tại đường sách Nguyễn Văn Bình, ca sĩ Đức Tuấn có buổi giao lưu thân mật với khán giả nhân dịp ra mắt DVD Bài ca không quên.
Buổi giao lưu giới thiệu DVD Bài ca không quên của Đức Tuấn diễn ra tại không gian mở của đường sách TP HCM. Ảnh: Huỳnh Phong
DVD ghi từ chương trình nghệ thuật Bài ca không quên diễn ra vào năm 2015. Đây là chuỗi chương trình nghệ thuật đã trở thành truyền thống của Nhà hát Hoà Bình (TP HCM), tổ chức 10 năm 1 lần. Lần thứ 3 được dành riêng cho tiếng hát của ca sĩ Đức Tuấn.
15 bài hát trong album đánh dấu những cột mốc các cuộc kháng chiến. Khởi đầu là những sáng tác ra đời trong kháng chiến chống Pháp (Lời người ra đi, Bà mẹ Gio Linh), đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước (Tình ca, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Tự nguyện…). Tiếp nối là những ca khúc mang ý nghĩa kêu gọi tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Bài ca không quên, Nơi đảo xa, Tổ quốc gọi tên mình…).
Để thể hiện những bài hát quen thuộc này, Đức Tuấn chọn khai thác chất “tình” có sẵn. Anh cũng hát lại những bài cũ theo một tinh thần rất gần gũi với người nghe nhạc trẻ.
Đức Tuấn thể hiện những bài hát cũ theo một tinh thần rất gần gũi. Ảnh: Huỳnh Phong
Xuất hiện tại buổi giao lưu, Đức Tuấn tâm sự về sự lựa chọn nhạc đỏ cũng như những câu chuyện hậu trường trong quá trình thực hiện DVD .
Anh cũng chiều người hâm mộ khi sẵn sàng hát mộc nhạc phẩm Bài ca không quên. Trước đó, Đức Tuấn cũng hát lại nhiều nhiều ca khúc nhưSài Gòn quật khởi, Tự nguyện, Đất nước, Lời người ra đi… Bản remix ca khúc nổi tiếng Nối vòng tay lớn đặc biệt nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả tham dự.
Video đang HOT
Theo Zing
Đức Tuấn: 'Danh xưng divo của tôi không tự nhiên mà có'
Giọng ca sinh năm 1980 tâm sự danh xưng divo là tình cảm mà người hâm mộ dành cho, do vậy không có lý gì anh phải quay lưng hay chối bỏ dù có người chỉ trích là tự nhận.
Trò chuyện với Đức Tuấn trong buổi ra mắt DVD Bài ca không quên mới diễn ra tại Hà Nội, giọng ca Tiếng hát Trương Chi gây ấn tượng với vẻ ngoại lịnh lãm, phong thái điềm đạm mà vẫn giữ được chất "ngông" bao năm qua theo cách riêng của anh.
Ca sĩ Đức Tuấn biểu diễn trong "Bài ca không quên". Ảnh: NVCC
"Nhạc cách mạng không phải là nhạc già"
- Tại sao anh lại quyết định ra mắt DVD "Bài ca không quên" vào thời điểm này thay vì ngay sau khi ra mắt album, phải chăng có liên quan đến việc anh được đề cử giải Cống hiến?
- Như bạn biết, tôi đã phát hành CD cách đây một năm, gồm 15 bài với nội dung từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ. Sau đó, tôi chọn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ rực rỡ nhất để thực hiện một liveshow vào năm ngoái. Việc chỉ chọn một giai đoạn mà không phải là tất cả vì tôi muốn cô đọng để làm một liveshow của riêng mình, không giống với bất cứ một liveshow nhạc cách mạng nào khác.
Còn về việc tại sao lại phát hành DVD vào thời điểm này, trong cả một năm chỉ bây giờ là thích hợp nhất để giới thiệu về âm nhạc cách mạng vì chúng ta sắp kỷ niệm ngày 30/4 - Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Anh nói gì trước ý kiến cho rằng "Bài ca không quên" không nổi bật, thậm chí còn lép vế so với các album khác trong đề cử giải Âm nhạc Cống hiến năm nay?
- Tôi không biết như thế nào mới được coi là nổi bật nhưng tôi thực hiệnBài ca không quên không nhằm mục đích gây tiếng vang, đánh bóng tên tuổi hay quảng bá bản thân. Bài ca không quên phục vụ đam mê của tôi, do vậy sản phẩm âm nhạc này có ý nghĩa trước hết với tôi, còn tôi không quan trọng có gây được tiếng vang hay không.
Tôi tâm niệm cứ làm hết sức có thể, thậm chí là âm thầm và không nhiều người biết nhưng có ý nghĩa đối với đời sống âm nhạc là được. Với tôi, chuyện nổi bật hay không nổi bật không quan trọng bằng việc sản phẩm âm nhạc của mình được ghi nhận vì tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên Bài ca không quên có thể xuất hiện trong danh sách đề cử Cống hiến năm nay.
- Dễ thấy nhạc cách mạng không còn được nhiều người trẻ lựa chọn, một số chương trình trên truyền hình thậm chí còn tìm cách làm mới để dòng nhạc này đến gần hơn với giới trẻ. Anh muốn chứng minh điều gì qua việc thực hiện một album về nhạc cách mạng?
- Ai chưa nghe sẽ nghĩ Bài ca không quên là một album nhạc cách mạng thuần túy nhưng thực chất đây là một sản phẩm đã được biên tập rất khác biệt theo ý tưởng của tôi. Các bài hát trong album được xây dựng theo diễn biến của hành trình chiến đấu để giải phòng dân tộc nhưng lại được khai thác theo một cách rất tình.
Tuy là nhạc cách mạng nhưng tôi đã hy sinh chất hùng để chọn yếu tố tình cảm của bài hát làm chủ đạo. Do vậy, người nghe sẽ không thấy màu sắc nhạc cách mạng như thường thấy ở những người hát khác trong cách thể hiện của tôi.
Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy nhạc cách mạng không phải là nhạc già mà sẽ luôn là âm nhạc trẻ mãi theo thời gian và truyền từ đời này qua đời khác.
"Chất nhạc của tôi là cổ điển giao thoa"
Chương trình được tổ chức tại Nhà hát Hòa bình vào ngày 22/4/2015. Ảnh: NVCC
- Có ý kiến cho rằng anh không ngại thử nghiệm khi theo đuổi nhiều dòng nhạc, từ nhạc kịch, nhạc xưa đến nhạc trẻ và bây giờ là nhạc cách mạng nhưng lại không thống nhất về chất nhạc và phong cách âm nhạc dù đã nhiều năm ca hát. Anh nói gì?
- Tất cả những điều bạn vừa nói đều là chất liệu để làm nên nhạc của Đức Tuấn. Dù tôi hát nhiều dòng nhạc khác nhau, từ nhạc xưa, nhạc kịch hay nhạc cách mạng thì định hướng chất nhạc của tôi vẫn luôn là cổ điển giao thoa. Có thể ít nhiều khác nhau nhưng nếu để ý kỹ lưỡng mọi người sẽ thấy, đó là phong cách âm nhạc của tôi mà nhiều năm nay tôi xây dựng.
Cổ điển giao thoa đó, cá nhân tôi nghĩ, vừa tình cảm, vừa hiện đại. Về chất liệu có thể mọi người sẽ thấy đa dạng, phong phú, thậm chí là không thống nhất nhưng về chất nhạc xuyên suốt thực chất vẫn chỉ luôn có một món ăn. Và món ăn đó nhiều năm nay vẫn chưa thay đổi.
- Anh có nghĩ rằng, sau khi ra mắt nhiều phiên bản khác nhau của một album về dòng nhạc cách mạng, âm nhạc của anh sẽ thích hợp hơn với thị trường miền Bắc?
- Tôi lại thấy mình hợp với thị trường âm nhạc miền Nam. Mọi người nghĩ vậy thôi chứ trong Nam không thiếu những chương trình biểu diễn âm nhạc cách mạng và liveshow trong một tháng cũng không nhiều như ở miền Bắc.
Tôi thấy trong một tháng Hà Nội có rất nhiều liveshow và cũng có rất nhiều giọng ca cách mạng rồi, có cả ông hoàng, bà hoàng nhạc đỏ là Trọng Tấn, Anh Thơ. Tôi nghĩ mình vẫn nên đầu tư, chú trọng vào thị trường âm nhạc ở Sài Gòn, bên cạnh đó vẫn thực hiện những chương trình thích hợp ở Hà Nội.
- Nhân việc anh nhắc đến danh xưng "ông hoàng", "bà hoàng", tôi thấy danh xưng "divo" xuất hiện trong tên fanpage trên facebook của anh từng không ít lần gây sóng gió. Cách đây không lâu một chương trình dạng talkshow trên youtube cũng cho rằng anh tự nhận danh xưng này dù không được đông đảo báo giới gọi. Anh nói gì?
- Danh xưng divo không hẳn là tự nhiên mà có, đó là tình cảm mà những người hâm mộ đặt cho người nghệ sĩ. Vì lẽ đó, không có lý gì mà tôi lại phải chối bỏ, quay lưng danh xưng này khi những người yến mến mình đặt cho mình chỉ vì vài ba lý do từ những người không yêu mến.
Và tôi nghĩ khái niệm divo cũng không có gì ghê gớm, chỉ là một từ tiếng Italy có nghĩa là một nghệ sĩ được mọi người yêu thích. Như vậy, ai thích là diva thì người đó là diva, divo, ai không thích thì sẽ không sử dụng.
Còn cá nhân tôi, tôi tự hào khi được người hâm mộ gọi với danh xưng này vì đó là tình cảm mà mọi người truyền đến tôi. Và tôi sẽ không đi giải thích là tại sao fanpage của tôi có thêm danh xưng đó vì với những người không thích mình thì giải thích cũng bằng thừa.
Hoa hậu Thu Thảo đến chúc mừng Đức Tuấn. Ảnh: NVCC
Theo Zing
Tóc bạc, đầu xanh cùng thăng hoa với nhạc Trịnh Trong chương trình biểu diễn đặc biệt nhân ngày giỗ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhiều khán giả lớn tuổi cho đến những người trẻ như hòa làm một để thả hồn theo âm nhạc. Tối 1/4, đúng ngày giỗ lần thứ 15 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khán giả yêu nhạc có cơ hội thưởng thức lại những tác...