Đức từ chối tham gia thực hiện “sứ mệnh” trên Vịnh Ba Tư
Đức đã đưa ra câu trả lời sau khi nhận được “lời mời” chính thức của Washington về việc tham gia vào các hoạt động đảm bảo an toàn hàng hải trên vùng biển Vịnh Ba Tư.
Hải quân Đức.
Được biết, sau khi nhận được lời kêu gọi về việc thành lập một “Liên minh Hải quân” từ phía Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, trong chuyến thăm Ba Lan đã nói rằng Đức sẽ không gửi đội ngũ quân đội của mình tới bờ biển Iran. Theo ông Heiko Maas, “chiến lược đàn áp” không được Đức ưu tiên sử dụng.
“Chúng tôi sẽ ủng hộ các bước đi ngoại giao dẫn đến sự xuống thang tình hình”, trích lời ông Heiko Maas.
Video đang HOT
Các chuyên gia Đức cho rằng, điều này còn phụ thuộc vào đánh giá của Berlin về các hành động khiêu khích của cả Mỹ và Anh đối với Iran. Chính quyền Đức trước đây đã chỉ trích hành động rút khỏi “thỏa thuận hạt nhân Iran” của Mỹ, còn London, như đã tuyên bố, Berlin không hài lòng với những cố gắng rời khỏi EU của Anh và cả việc Anh từ chối đề xuất trao đổi tàu chở dầu bị tấn công với Iran.
Ông Heiko Maas cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia sẽ khó có thể mong đợi sự hỗ trợ toàn diện từ Pháp cho những “cuộc phiêu lưu” ở Vịnh Ba Tư.
Đã hơn một ngày trôi qua kể từ khi Mỹ gửi đề xuất thành lập một “Liên minh Hải quân” tới Pháp và Đức. Paris gần như bỏ qua lời kêu gọi của Mỹ về việc thực hiện một “sứ mệnh” như vậy. Đây có thể sẽ là một kế hoạch thất bại của Washington, “Liên minh Hải quân” mà Mỹ mong muốn thành lập có lẽ sẽ không được tạo ra.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Mỹ giận đùng đùng vì Đức không nhập đội bảo vệ Eo biển Hormuz
Đại sứ Mỹ tại Đức tố Berlin giũ bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của một đồng minh lâu năm khi không tham gia liên minh hàng hải do Washington dẫn đầu ở Eo biển Hormuz.
Đại sứ Richard Grenell tỏ ra rất giận dữ sau khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo nước này không tham gia sáng kiến của Mỹ vì muốn tránh leo thang với Iran.
Một trực thăng MH-60S bay gần một tàu dầu khi chiến hạm USS John C. Stennis đi qua Eo Hormuz hồi tháng 12/2018. (Ảnh: Reuters)
"Đức là cường quốc kinh tế lớn nhất ở châu Âu. Thành công này gánh theo các trách nhiệm toàn cầu", ông Grenell lập luận với báo Augsburger Allgemeine.
Vị đại sứ còn ám chỉ Berlin mắc nợ Washington, nhấn mạnh rằng "Mỹ đã hy sinh rất nhiều để giúp Đức tiếp tục là một phần của phương Tây. Ông nêu ra chi phí duy trì 34.000 lính Mỹ ở Đức như một ví dụ điển hình.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ lo ngại liên minh chung của Mỹ, Anh và Pháp sẽ phản tác dụng.
"Chúng ta phải tránh leo thang hơn nữa ở Eo biển Hormuz", ông Maas nói và lập luận rằng "không thể có một giải pháp quân sự" cho cuộc khủng hoảng hiện tại ở Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên, Đức vẫn để ngỏ khả năng sẽ tham gia sứ mệnh do Mỹ lập ra. Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer cho biết Đức đang "xem xét" yêu cầu, gợi ý rằng Berlin có thể thay đổi quyết định.
Cách tiếp cận mạnh tay của đại sứ Grenell với các nhiệm vụ ngoại giao đã khiến ông trở thành một nhân vật gây tranh cãi ở Đức. Việc ông khăng khăng muốn Berlin chấp nhận các yêu cầu của Washington - từ chi tiêu quốc phòng của NATO đến dự án đường ống Nord Stream 2 của Nga - đã khiến nhiều người lên tiếng kêu gọi ông về nước.
Hồi tháng 3, Phó Chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Kubicki thậm chí cho rằng đại sứ Grenell cần bị trục xuất vì ông hành xử như một "ủy viên chiếm đóng".
Thanh Hảo
Theo Vietnamnet
"Thẳng tay" gạt bỏ chiến dịch gây sức ép của Mỹ, Đức đòi hỏi hiện diện Vùng Vịnh theo cách châu Âu Berlin tỏ ra không bằng lòng với lời đề nghị của Mỹ mà giành ưu tiên cho một sứ mệnh tương tự tại Vịnh Ba tư do Anh đề xuất. Sau loạt vụ việc liên quan tới các tàu thương mại gần Eo biển Hormuz, Washington đã kêu gọi các đồng minh tham gia một sứ mệnh trong khu vực nhằm bảo vệ...