Đức từ chối Mỹ, không hỗ trợ thêm cho chiến dịch chống IS
Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa lên tiếng từ chối lời đề nghị hỗ trợ thêm cho liên quân chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) của Mỹ do cho rằng, Berlin đã cam kết đóng góp đúng trách nhiệm của mình.
“Tôi tin rằng, Đức đang hoàn thành phần việc của mình và chúng tôi không cần phải bàn bạc về các nhiệm vụ chống khủng bố mới vào thời điểm hiện tại”, Thủ tướng Angela Merkel nói với tờ ZDF.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Mỹ
Đây là lời phản ứng chính thức của giới chức cầm quyền Đức với bức thư được gửi vào tuần trước của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, trong đó thúc giục Berlin đóng góp nhiều hơn trong hoạt động chống khủng bố.
Bộ Quốc phòng Đức ngay sau đó đã xác nhận thông tin này, tuy nhiên, không đưa ra bất tuyên bố liên quan nào khác. Mỹ được cho là đã gửi những bức thư có nội dung tương tự cho tất cả thành viên của liên quân chống IS.
Video đang HOT
Sau khi được quốc hội thông qua kế hoạch chống khủng bố vào hôm 4-12, Đức đã gửi ngay 6 máy bay Tornado và tàu hộ tống Sachsen đến hỗ trợ tàu sân bay Charles de Gaulle đang đóng tại Địa Trung Hải. Ngoài ra, Berlin cũng điều động 1.200 lính đến Syria cùng bổ sung thêm 50 cố vấn quân sự ở miền bắc Iraq, nhằm hỗ trợ việc huấn luyện quân đội nước này.
Tuy nhiên, Đức sẽ không tham gia không kích mà chỉ cho hỗ trợ các nước đồng minh trong hoạt động tình báo hoặc hậu cần dưới mặt đất. Theo dự kiến, toàn bộ chiến dịch vừa được thông qua của Đức có chi phí 141,7 triệu USD.
Theo_An ninh thủ đô
Thư của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi cho Diễn đàn Toàn cầu Boston
Ngày 12/12, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã gửi một bức thư hoan nghênh những đóng góp của Diễn đàn Toàn cầu Boston.
VOV giới thiệu với bạn đọc nội dung bức thư của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
"Rất vui mừng được gửi lời chào đến Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF). Cảm ơn ngài Thống đốc Dukakis (một trong những người sáng lập của BGF), đã triệu tập cuộc họp này và đưa ra các sáng kiến.
Tôi hoan nghênh việc tập trung vào an ninh mạng.
Những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã mở ra cho chúng ta những cơ hội tuyệt vời, nhưng cũng mang đến những rủi ro mới. Rủi ro với việc cuộc sống của chúng ta ngày càng online nhiều hơn, và rủi ro cũng đến với các giá trị và nguyên tắc của chúng ta.
An ninh mạng đã trở thành một thách thức lớn trên toàn cầu, với những tác động rộng rãi đến mọi khía cạnh như hòa bình, an ninh, thương mại và sự phát triển biển vững.
Liên Hợp Quốc nhận thấy rằng cần phải đối mặt với những mối đe dọa phát sinh từ việc sử dụng công nghệ thông tin và Internet nhằm vào những mục đích không phù hợp với các mục tiêu của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. (Ảnh AP).
Các nước thành viên Liên Hợp Quốc đã cùng nhau phát triển một nền văn hóa toàn cầu nhằm chống lại tội phạm an ninh mạng và tấn công trên mạng để bảo vệ quyền tự do, cũng như chia sẻ những lợi ích của công nghệ thông tin và Internet.
An ninh mạng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với Chương trình nghị sự về phát triển bền vững năm 2030 mới được thông qua trong thời gian gần đây. Chương trình nghị sự này yêu cầu chúng ta có thể khai thác được tiềm năng của cuộc cách mạng dữ liệu và tiến gần hơn đến các khoảng cách số (digital divide).
Trong 2 ngày 15 và 16/12, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao để đánh giá tiến độ thực hiện các kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về xã hội thông tin. Các thảo luận tại diễn đàn toàn cầu Boston là sự đóng góp kịp thời trước những thách thức mà chúng ta cùng nhau đối mặt.
Cảm ơn sự hỗ trợ của tất cả mọi người và chúc cho diễn đàn thành công tốt đẹp"./.
PV
Theo_VOV
Ukraine hứa tham gia chống IS, cố làm Mỹ vui lòng? Ukraine dù đang ngập trong khó khăn, khủng hoảng nợ nần nhưng vẫn hứa sẽ cung ứng các yêu cầu cho liên quân chống IS tại Syria. Tại cuộc họp báo với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra vào hôm qua 8/12 tại thủ đô Kiev, Tổng thống Petro Poroshenko khẳng định,Ukraine đã sẵn sàng cung ứng các yêu cầu cho...