Đức từ chối đề nghị nói tốt về Covid-19 Trung Quốc
Trung Quốc đề nghị quan chức Đức bình luận tích cực về cách Bắc Kinh xử lý Covid-19 nhưng bị từ chối, theo thư của Bộ Nội vụ Đức.
“Chính phủ Đức được biết các nhà ngoại giao Trung Quốc đã liên hệ cá nhân để đề nghị đưa ra những tuyên bố công khai tích cực về cách Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xử lý Covid-19″, theo bức thư của Bộ Nội vụ Đức mà Reuters có được hôm 26/4. “Chính phủ liên bang không chấp thuận những yêu cầu này”.
Bức thư đề ngày 22/4 và được gửi cho thành viên quốc hội thuộc đảng Xanh Margarete Bause để trả lời câu hỏi của bà về việc liệu các nhà ngoại giao Trung Quốc có liên lạc với quan chức Đức nhằm khuyến khích họ đưa ra nhận xét tích cực hay không.
Thông tin trên xuất hiện lần đầu trên tờ Welt am Sonntag của Đức. Tờ báo dẫn lời đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin gọi thông tin này là sai sự thật và vô trách nhiệm.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên Reuters.
Video đang HOT
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực tại bệnh viện Havelhoehe ở Berlin, Đức hôm 20/4. Ảnh: Reuters.
Trong thư, Bộ Nội vụ cho biết chính phủ thừa nhận những nỗ lực của Trung Quốc trong ngăn chặn đại dịch, đặc biệt từ ngày 23/1, ngay cả khi Bắc Kinh không yêu cầu làm như vậy. Đức nói với chính phủ Trung Quốc rằng sự minh bạch rất quan trọng để chống đại dịch, song không nói họ có tin chính phủ Trung Quốc đã minh bạch hay không.
Bộ Nội vụ Đức không nói rõ các nhà ngoại giao Trung Quốc liên hệ khi nào.
Reuters tuần trước cũng dẫn các nguồn tin và thư tín ngoại giao nói rằng Trung Quốc đã gây áp lực để chặn báo của Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Bắc Kinh lan truyền thông tin sai lệch về Covid-19. Thông tin sai lệch về sự bùng phát dịch bệnh cũng đang là chủ đề tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan chức hai bên cáo buộc lẫn nhau che giấu thông tin.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán tháng 12/2019. Dịch bệnh đã khiến gần ba triệu người nhiễm và hơn 206.000 người tử vong. Dù tuyên bố đã kiểm soát được dịch, Trung Quốc vẫn bị Mỹ và một số nước châu Âu cáo buộc không minh bạch, khiến thế giới bỏ lỡ thời gian quý báu để ngăn chặn.
Hơn 143.000 ca nhiễm nCoV tại Đức
Đức xác nhận thêm 1.785 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên hơn 143.000, trong đó gần 4.600 người chết.
Số ca nhiễm mới tại Đức tăng nhẹ sau hai ngày giảm liên tiếp. Vào ngày cao điểm nhất hôm 27/3, nước này ghi nhận tới gần 7.000 ca mới.
Thêm 194 người chết vì nCoV, tăng so với mức 110 hôm qua, nâng tổng số lên 4.598, theo báo cáo của Viện Robert Koch, cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ Đức.
Với 143.457, Đức là vùng dịch lớn thứ tư châu Âu, sau Tây Ban Nha, Italy và Pháp và thứ năm thế giới. Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19, song lại thuộc nhóm có phản ứng nhanh nhất trước đại dịch.
Nhân viên y tế đeo mặc trang phục bảo hộ tham gia lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở thành phố Dresden, Đức ngày 15/4. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang quyết định nới phong tỏa từ cuối tuần trước, 16 bang sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế ở mức độ khác nhau. Các cửa hàng có diện tích dưới 800 m2 được phép hoạt động từ hôm qua, song tại một số địa phương như thủ đô Berlin, các hoạt động kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục hoạt động.
Tuy nhiên, Merkel cảnh báo thành công của Đức "hết sức mong manh". Chính phủ Đức tiếp tục đề nghị dân chúng đeo khẩu trang khi đi mua sắm và trên các phương tiện công cộng. Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng vẫn có hiệu lực.
Các quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm âm nhạc bị cấm hoạt động. Các sự kiện lớn cũng bị đình chỉ đến ngày 31/8. Hầu hết các bang sẽ cho học sinh quay lại trường ngày 4/5, trừ Bavaria, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, hơn 170.000 người chết và hơn 652.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Hàng loạt quốc gia nới phong tỏa Nhiều quốc gia như Australia, Ấn Độ, Iran, Đức bắt đầu nới lỏng phong tỏa như cho phép mở lại một số hoạt động rủi ro thấp. Tại Australia, ba bãi biển Sydney đã mở cửa hôm nay nhưng chỉ cho phép người dân tập thể dục. "Các hoạt động như ngồi chơi trên cát, tắm nắng hay tụ tập thành nhóm bị...