Đức Trí: ‘Nghe nhạc cũng phải thức thời’
Không gì là quá vội với người đàn ông này, tôi hẹn gặp nhạc sĩ Đức Trí vào một buổi chiều muộn, khi anh vừa kết thúc một buổi họp báo.
Anh xuất hiện rất giản dị với quần jeans, áo sơ-mi trắng và một phong thái ung dung. Tác giả của những bản tình ca ngọt ngào xin phép được dùng vài miếng bánh lót dạ sau một ngày dài làm việc không kịp dùng bữa trưa. Bầu không khí luôn thân thiện bởi tiếng cười và những chia sẻ rất thật của anh về xu hướng, về gout nhạc của giới trẻ hiện nay xen lẫn là quan điểm sống, sở thích. Tất cả khắc họa rõ nét chân dung của một trong những nhạc sĩ hàng đầu showbiz Việt.
Đức Trí cùng nhiều nhạc sĩ tên tuổi nằm trong Hội đồng nghệ thuật của ZMA.
- Anh là người khá kín tiếng, việc nhận lời làm hội đồng nghệ thuật ở Zing Music Awards ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của anh?
Video đang HOT
- Tôi chưa bao giờ gặp rắc rối khi là thành viên của hội đồng nghệ thuật hay ngồi ghế giám khảo của một cuộc thi. Tôi luôn biết rõ mình đang ngồi cùng những ai, làm việc cùng những tên tuổi nào, dựa theo những tiêu chí hợp lý của ban tổ chức đề ra.
- Vì sao anh gắn bó với giải thưởng âm nhạc trực tuyến suốt những năm qua?
- Tôi may mắn cảm nhận được sự thay đổi thị hiếu âm nhạc từ rất sớm, tầm 7 – 8 năm trước. Ban đầu, nhận lời mời tham gia hội đồng cố vấn nghệ thuật, tôi chỉ muốn tìm hiểu thêm về thị hiếu nghe nhạc của online trực tuyến. Và rồi qua nhiều năm, xu hướng công nghệ âm nhạc không còn là mảng nhỏ nữa mà phát triển thành một thị trường rộng lớn, như tôi đã dự đoán trước đó. Vai trò cố vấn chuyên môn là công việc có phần nào tác động lớn đến ý nghĩa xã hội của âm nhạc, đó chính là lý do giữ chân tôi tại giải thưởng này suốt 6 năm qua.
- Nhiều người nghĩ nhạc trực tuyến lăng-xê những gương mặt mới tự phát, là môi trường để đưa những sản phẩm âm nhạc thiếu hoàn chỉnh lên mạng xã hội dễ dàng hơn. Anh nghĩ sao?
- Xã hội trong khoảng 10-20 năm trở lại di chuyển và thay đổi rất nhanh, đòi hỏi người ta phải bắt kịp nhịp sống. 20 năm trước, tôi không nghĩ mình sẽ ở trong một căn hộ chung cư, sẽ ít đọc báo giấy, sách in… Càng về sau, thực tế đã chứng minh báo giấy giảm đi rất nhiều, việc chuyển đổi thói quen sang báo mạng đã ghi nhận ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Sách giấy cũng đang đối diện với ebook – một loại sách điện tử. Đây kể ra cũng là một điều hay, giúp bảo vệ tài nguyên, không phí phạm giấy mà vẫn đưa thông tin đến người đọc. Âm nhạc không là ngoại lệ, nhiều người không biết rằng, CD cũng là định dạng điện tử, được lưu trong vật thể mà bạn có thể cầm nắm. Quan niệm âm nhạc xuất hiện dưới ấn phẩm nay đã được thay thế bằng kênh phân phối trực tuyến.
Và như vậy, khi mọi thứ thay đổi người ta phải thay đổi! Những ai chậm thay đổi – chậm chấp nhận những xu hướng hiện đại thì chính họ sẽ gặp khó khăn khi sống trong xã hội đó. Vẫn còn đấy, những người thích nghe CD, thích đọc sách giấy. Điển hình là bản thân tôi. Tôi xem CD như một thể loại sưu tầm âm nhạc, tôi cất giữ và lưu trữ những quyển sách quý.
Không ai cấm tôi không được yêu CD hay không được dùng ebook để có thêm kiến thức. Đây là lúc tồn tại song song giữa sản phẩm truyền thống và hiện đại. Giữa lúc giao thời đó, việc người ta thay đổi thói quen là một điều dễ hiểu. Chưa chắc nghe nhạc trực tuyến là văn minh nhưng nó là xu hướng của thời đại mà chúng ta không có lựa chọn để từ chối.
Nhạc sĩ Và em đã yêu còn nhiều nhiệt huyết với bức tranh nhạc Việt.
- Những điều tâm đắc nhất và thu hoạch ngoài mong đợi của anh khi giữ vai trò cố vấn hội đồng nghệ thuật của Zing Music Awards?
- Tôi thích nhìn giải thưởng ở góc cạnh mang tính động lực nhiều hơn so với ghi nhận. Những chiếc cúp có giá trị khi thúc đẩy những người nghệ sĩ luôn sáng tạo không ngừng và là cơ hội nhìn nhận xu hướng mới trong âm nhạc.
Ví như năm ngoái, ca khúc 4 chữ lắm đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng, có lượt view cao trên Youtube, giành các giải thưởng âm nhạc dù không được đầu tư với kinh phí lớn, thành công của ê-kíp thực hiện là cách quay bán chuyên nghiệp nhưng ý tưởng thực hiện rất sáng tạo.
Theo Zing