Đức: Trẻ em không tiêm vaccine sởi sẽ bị cấm tới trường
Đức sẽ khiến việc tiêm vaccine sởi là điều bắt buộc từ tháng 3/2020 nhằm quét sạch căn bệnh có khả năng gây tử vong này – Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết.
Việc tiêm vaccine sởi được thực hiện tại phòng khám tiêm phòng sởi miễn phí tại thành phố Pittsburg của Mỹ
Trẻ em sẽ chỉ được nhận vào các trường mẫu giáo hay trường học nếu các em đã tiêm phòng – Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết hôm qua (17/7).
Việc tiêm vaccine cũng sẽ là điều bắt buộc đối với nhân viên tại các trung tâm chăm sóc ban ngày, cơ sở GD, cơ sở y tế và nhà tạm trú cho người tị nạn.
“Chúng tôi muốn bảo vệ càng nhiều trẻ em càng tốt khỏi bị nhiễm sởi” – ông Spahn cho biết. Ông là người đang nhắm mục tiêu để 95% trẻ em Đức được tiêm vaccine sởi.
Việc vi phạm về tiêm vaccine sẽ dẫn đến mức phạt lên tới 2.500 euro – theo dự luật dự kiến sẽ dễ dàng được thông qua tại Hạ viện.
Video đang HOT
Hiệp hội bác sĩ nhi khoa Đức từ lâu đã yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine cho trẻ em để chống lại bệnh sởi và một loạt bệnh khác.
Tổ chức Y tế Thế giới của Liên hợp quốc (WHO) cũng cảnh báo rằng những nỗ lực toàn cầu nhằm tăng phạm vi tiêm chủng chống lại các căn bệnh chết người đang bị đình trệ.
Năm ngoái, 350.000 trường hợp mắc bệnh sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới, cao gấp đôi so với năm 2017.
Trong quý đầu tiên của năm 2019, số ca mắc sởi đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái – theo WHO.
Năm ngoái, Đức ghi nhận 543 trường hợp mắc sởi và năm nay là hơn 400 trường hợp tính đến thời điểm này.
Sự trỗi dậy của bệnh sởi ở một số quốc gia được cho là do phong trào “chống vaccine” vốn chủ yếu dựa trên một ấn phẩm năm 1998 liên kết vaccine sởi với bệnh tự kỷ nhưng đã được vạch trần.
Hải Yến
Theo Daily Mail/GDTĐ
Tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để phòng bệnh
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng sai lệch thông tin về các loại vắc xin và những chương trình sử dụng vắc xin, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết vấn đề này.
Việt Nam đang tích cực nghiên cứu thêm các loại vắcxin nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Nhandan.
Giám đốc điều hành của UNICEF - bà Henrietta Fore bày tỏ lo ngại khi thực tế đang có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh bỏ lỡ các lợi ích từ việc tiêm phòng mỗi năm, khiến chúng có nguy cơ mắc các loại bệnh và đẩy các cộng đồng cùng nhiều nước vào nguy cơ bùng phát các đại dịch.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ, năm 2014 dịch sởi bùng phát mạnh, hàng trăm nghìn trẻ em mắc bệnh nghi do sởi, trong đó hơn 6.000 trẻ được xác định mắc sởi, gần 150 cháu tử vong. Khi đó các bậc phụ huynh mới đổ xô cho con đi tiêm phòng vắc xin sởi khiến các điểm tiêm chủng quá tải. Ngay sau đó, Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều đợt tiêm phòng sởi cho trẻ đến 14 tuổi. Nhờ vậy đến năm 2016, các ca bệnh sởi được ghi nhận thấp nhất trong vòng 10 năm qua với chỉ hơn 46 bệnh nhân trên cả nước.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp và do virus sởi gây ra. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Virus sởi lây lan rất mạnh trên diện rộng nên có thể gây thành dịch lớn, chu kỳ 2-4 năm một lần. Tất cả những người cơ thể chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bởi vậy, tiêm phòng vắc xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Lý do những năm trước nhiều bậc cha mẹ lo ngại không cho con đi tiêm phòng là do đã xảy ra tai biến với 3 em bé ở Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin sởi. Mặc dù sau đó nguyên nhân xảy ra tai biến đã được xác định là do tiêm nhầm thuốc, song nhiều người vẫn quy kết do văcxin và quyết định không cho con tiêm phòng ngừa. Theo Bộ Y tế khi ấy, tỷ lệ trẻ được chủng ngừa vắc xin sởi rất thấp, thậm chí tại Hà Nội, 90% trẻ mắc bệnh sởi chưa được tiêm phòng ngừa.
Theo PGS, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), việc phát minh ra vắcxin được đánh giá là thành tựu y học vĩ đại của loài người. Vắcxin ra đời đã thật sự trở thành một loại vũ khí sắc bén, hữu hiệu để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Không có bất cứ can thiệp y tế nào đem lại hiệu quả to lớn như vắcxin trong việc giảm tỷ lệ mắc và chết vì bệnh truyền nhiễm. Đến nay, khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắcxin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa vắcxin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Nhờ vắcxin, hằng năm thế giới đã cứu được khoảng 2,5 triệu trẻ em không tử vong do các bệnh truyền nhiễm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF. Đến năm 1985 chương trình được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Từ năm 1986, đây được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Qua kết quả khảo sát cho thấy nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng mà các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, sởi đã giảm từ hàng chục đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng. Tiêm chủng mở rộng cũng đã bảo vệ được hàng trăm nghìn trẻ không mắc, không bị tử vong cũng như bị các di chứng của các bệnh đó để lại, bảo vệ hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa...
Hiện nay nguy cơ của các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn, cho nên việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ là hết sức quan trọng. Nếu không duy trì tỷ lệ tiêm chủng, chắc chắn dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát, lúc đó hậu quả thật khó lường hết được.
Hương Giang
Theo daidoanket
20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) vừa công bố, trong năm 2018 có 20 triệu trẻ em trên thế giới, hoặc trong 10 trẻ thì có hơn 1 trẻ, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạch hầu, uốn ván. 20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván...