Đức tính thiết lập điểm sưởi ấm công cộng trong mùa đông cho người nghèo
Thiếu khí đốt và chi phí sưởi ấm tăng vọt có thể khiến nhiều người Đức không đủ khả năng chi trả hóa đơn sưởi ấm vào mùa đông tới.
Người nghèo Đức có thể không trả nổi hóa đơn năng lượng sưởi ấm trong mùa đông này. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo tờ Bild của Đức ngày 10/7, Hiệp hội Thành phố ở Đức đã đề xuất cung cấp cho những người dễ bị tổn thương nhất nơi sưởi ấm công cộng. Một số thành phố của Đức đã tiến hành các kế hoạch như vậy.
Thành phố Ludwigshafen ở miền tây nước Đức sắp sửa chuyển đấu trường Friedrich-Ebert-Halle thành một hội trường sưởi ấm khổng lồ. Cơ sở này từng tổ chức các sự kiện thể thao, triển lãm và hòa nhạc và từng là trung tâm tiêm chủng trong đại dịch COVID-19. Giờ đây, cơ sở có khả năng giúp người dân sưởi ấm trong điều kiện nhiệt độ lạnh cóng vào mùa đông.
Thị trưởng thành phố Ludwigshafen, ông Jutta Steinruck nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các tình huống khẩn cấp cho mùa thu và mùa đông”. Biện pháp này được đưa ra khi Hiệp hội Thành phố ở Đức kêu gọi các thành phố áp dụng phương pháp tương tự.
Chủ tịch hiệp hội, ông Gerd Landsberg nói với tờ Bild rằng: “Không ai có thể nói chính xác diễn biến sẽ nghiêm trọng như thế nào”. Ông cũng nói thêm rằng nên xem xét thiết lập đảo sưởi ấm và phòng sưởi ấm, nơi mọi người có thể ở, ngay cả trong mùa đông rất lạnh.
Video đang HOT
Theo Bild, Đức có thể phải trải qua không chỉ một mùa đông tốn kém mà còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp năng lượng trầm trọng trong trường hợp Nga ngừng cấp khí đốt hoàn toàn vì bất cứ lý do gì.
Đầu tuần này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga đảm bảo cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu, đồng thời cho biết thêm rằng khách hàng châu Âu sẽ không còn phải trả quá nhiều tiền cho hóa đơn năng lượng.
Các thành phố Neustadt, Frankenthal và Landau phía tây nước Đức cũng đã lên kế hoạch thiết lập các đảo sưởi ấm riêng vào mùa đông. Ngoài ra, còn có các chiến lược tiết kiệm năng lượng khác như tắt đèn chiếu sáng bên ngoài cho các tòa nhà công cộng và tắt đèn giao thông vào ban đêm.
Thành phố Dusseldorf có kế hoạch giảm nhiệt độ sưởi ấm cho mùa thu và mùa đông để tiết kiệm năng lượng. Thành phố cho biết thêm rằng cũng sẽ giảm sử dụng điều hòa không khí trong mùa hè.
Tháng trước, công ty khí đốt Nga Gazprom đã giảm lưu lượng khí đốt chuyển qua đường ống Nord Stream xuống 40% công suất, với lý do rủi ro hoạt động sau khi Canada không trả lại một tuabin đường ống được gửi đến đó để bảo trì.
Canada cho biết họ sẽ trả lại tuabin theo yêu cầu của Đức. Nga trước đó đã nói rằng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu sẽ được tăng lên nếu tuabin được đưa trở lại. Tuy nhiên, vào ngày 11/7, Gazprom đóng cửa Nord Stream trong 10 ngày để bảo trì theo lịch trình. Trong thời gian đó, tất cả các dòng khí đốt qua đường ống sẽ bị dừng lại.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến có chuyến công du Canada vào tháng 8 tới để thúc đẩy các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Bờ Đông của Canada và tìm hướng xử lý vụ tuabin của Nga bị “mắc kẹt” ở Canada vì lệnh trừng phạt.
Đại sứ Đức tại Canada, Sabine Sparwasser cho biết một trong những ưu tiên của Thủ tướng Scholz là giải quyết vụ thiết bị trên – hiện nằm trong danh mục các sản phẩm và công nghệ bị hạn chế trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt của Canada đối với Nga.
Trong chuyến thăm Canada sắp tới, ông Scholtz cũng sẽ thúc đẩy các dự án xây dựng hệ thống kho cảng ở Bờ Đông của Canada để cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, với dự án Goldboro LNG của Pieridae Energy Ltd. ở tỉnh Nova Scotia và dự án Saint John LNG của Repsol SA ở tỉnh New Brunswick.
Cả hai công ty trên đang nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống kho cảng xuất khẩu LNG mới, có thể vận chuyển khí đốt trực tiếp qua Đại Tây Dương đến các thị trường châu Âu. Bà Sparwasser cho biết vốn đầu tư và công nghệ của Đức có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa hai dự án ở Bờ Đông đi vào hoạt động.
Người khổng lồ năng lượng Đức khẩn cầu chính phủ cứu trợ
Một trong những công ty cung cấp năng lượng lớn nhất nước Đức - Uniper - đã nộp đơn xin hỗ trợ từ Chính phủ.
Theo đài RT (Nga), Uniper cho biết sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên, công ty này đã gặp phải những khó khăn tài chính nghiêm trọng và đây chính là nguyên nhân cho động thái này.
"Uniper đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi việc cắt giảm khí đốt của Nga. Do đó, công ty phải chịu áp lực tài chính vô cùng lớn", thông cáo đăng trên trang web của công ty mẹ Fortum hôm 8/7 cho biết. Thông cáo cho biết rằng kể từ giữa tháng 6, công ty chỉ nhận được 40% khối lượng khí đốt theo hợp đồng từ Nga và đã phải mua lượng khí đốt thay thế với "mức giá cao hơn đáng kể".
Fortum hiện đang đàm phán với Chính phủ Đức để tìm cách bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước, nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp nào cho đến nay.
Vào tháng trước, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã cắt giảm đáng kể lượng khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) đến Đức, với lý do liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Theo đó, tuabin khí Siemens đã được gửi đến Canada để sửa chữa nhưng không được trả lại Nga do lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Moskva.
Trong động thái mới đây nhất, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã kêu gọi Chính phủ Canada trả lại thiết bị này. Một số báo cáo hôm 8/7 cho biết Ottawa dường như đã chấp thuận yêu cầu trên. Động thái cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt và bảo trì hàng năm sắp tới của đường ống Dòng chảy phương Bắc cũng làm dấy lên lo ngại cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ ngày càng nghiêm trọng ở Đức và EU.
Châu Âu tranh giành khí đốt làm tổn thương các quốc gia nghèo EU đang đẩy các nước đang phát triển ra khỏi thị trường khí đốt hoá lỏng khi mức giá đã lên quá cao do cuộc cạnh tranh khốc liệt nguồn cung. Cuộc tranh giành khí đốt của châu Âu làm tổn thương các quốc gia nghèo. Ảnh: Getty Images Theo báo Wall Street Journal, các quốc gia châu Âu đang tích cực mua...