Đức tính chế tạo siêu tăng đối phó T-14 Armata Nga
Sức mạnh và các tính năng tối tân của siêu tăng do Nga sản xuất đã khiến Đức giật mình và lên kế hoạch đối phó.
Một chiếc xe tăng Leopard 2 đang khai hỏa. Ảnh: Wikimedia
Sau khi quân đội Nga tuyên bố sẽ đưa vào biên chế quy mô lớn siêu tăng T-14 Armata, Đức đã khởi động chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Leopard 3 thay thế cho mẫu xe tăng cũ đang ngày càng trở nên kém ưu thế, theo National Interest.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar, Đức đang phải trông cậy vào việc nâng cấp xe tăng thế hệ cũ Leopard 2A7 ( ) để đối phó với T-14 Nga, nhưng về lâu dài, Berlin hiểu rằng họ cần phải thay thế Leopard 2 bằng một mẫu tăng thế hệ mới uy lực hơn. Đó là lý do Đức bắt tay vào phát triển Hệ thống Tác chiến Bộ binh Chủ lực (MGCS), một chương trình vũ khí đầy tham vọng hợp tác cùng với Pháp.
Theo Armin Papperger, giám đốc điều hành công ty quốc phòng Đức Rheimetall, Đức sẽ hướng tới xe tăng Leopard 3 theo từng bước một. Bước đầu tiên là nâng cấp tăng Leopard 2 với hệ thống lõi tháp pháo kỹ thuật số mới, hệ thống nhận thức tình huống và Hệ thống Phòng thủ Chủ động (ADS).
Xe tăng nâng cấp này cũng sẽ trang bị pháo sức nén cao 120 mm và đạn mới, có hỏa lực lớn hơn 20% so với pháo L55 120 mm hiện nay. Để duy trì sức nén cao với đầu đạn, thông thường pháo trên xe tăng sẽ được kéo dài nòng. Tuy nhiên, pháo nòng dài có những hạn chế lớn, khiến Mỹ vẫn duy trì pháo nòng ngắn L44 120 mm trên xe tăng Abrams. Nhiều khả năng công ty Rheinmental sẽ sử dụng các vật liệu mới để tăng sức nén trong nòng pháo mà không cần kéo dài nòng.
Theo ông Papperger, về trung hạn, Đức sẽ phải trang bị pháo mới 130 mm cho tăng Leopard 2, bởi loại pháo này có uy lực xuyên giáp hơn 50% so với pháo 120 mm. Cuối năm nay, công ty Rheinmetall sẽ bắt tay phát triển loại pháo mới, một trong những tiền đề để phát triển MGCS.
Ông Papperger cho biết việc nghiên cứu phát triển khái niệm tăng chiến đấu chủ lực mới MGCS đã bắt đầu tiến hành và dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Hiện chỉ có Pháp là đối tác duy nhất nhưng Đức hy vọng các quốc gia châu Âu khác sẽ tham gia dự án này.
Chương trình phát triển siêu tăng Armata của Nga đã khiến nhiều quan chức quốc phòng phương Tây đặc biệt lo ngại. Hệ thống bảo vệ chủ động (APS) trên các xe thiết giáp lớp Armata của Nga khiến giới thiết kế phương Tây phải tập trung nhiều hơn để phát triển các hệ thống vũ khí uy lực hơn.
Siêu tăng T-14 Armata trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: RT
APS trên tăng Armata của Nga tích hợp ít nhất một hệ thống bảo vệ khó tiêu diệt được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đang bay tới, theo báo cáo Sức mạnh Quân sự 2016 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Theo đó, tăng Armata bắn ra những đầu đạn nổ rất hiệu quả để đối phó với các loại đạn phản lực và đạn động năng của đối phương.
“Điểm nhấn trong cơ chế bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata là các hệ thống bảo vệ chủ động (APS) cho phép nó tự đưa ra các phương án tác chiến dựa trên kinh nghiệm trên chiến trường cũng như phát triển các khái niệm môi trường tác chiến tương lai”, theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự 2016.
Trong lịch sử, Đức luôn là nước đi đầu về xe tăng, xe thiết giáp, nhưng lực lượng quan trọng này đã bị lơ là phát triển trong những năm gần đây. Kế hoạch chế tạo Leopard 3 chứng tỏ sự thức tỉnh của Đức trước sức mạnh ngày càng trỗi dậy của Nga, nhưng chỉ có thời gian mới có thể chứng tỏ mẫu tăng thế hệ mới này có thành công hay không, ông Majumdar nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Video đang HOT
Máy bay Su-35 Nga tiên tiến hơn mọi máy bay chiến đấu Trung Quốc đang có
Nếu đánh nhau với Nga thì Trung Quốc phải lo đối mặt với các máy bay chiến đấu T-50 và Su-35, máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160, xe tăng T-14 Armata.
Nga-Trung đã bước vào giai đoạn cuối cùng đàm phán hợp đồng máy bay Su-35Nga se xuất khẩu may bay chiên đâu Su-35 cho Việt Nam5 loại vũ khí Nga xuất khẩu sẽ khiến quân đội Mỹ phải dè chừng
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 8 dẫn trang mạng nguyệt san "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 8 tháng 8 đưa tin, quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Nga hiện rất tốt, hiện nay, hai nước không có nhiều khả năng đánh nhau. Nhưng, đối mặt với nước Nga, Trung Quốc cần dè chừng 5 loại vũ khí chiến tranh của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Trong chiến tranh, Nga và Trung Quốc đều có ưu thế và bất lợi của mình. Trong 20 năm qua, Quân đội Nga từng tiến hành tác chiến vô số lần như ở Chechnya, Gruzia và hiện nay ở Ukraine.
Mặc dù rất thiếu huấn luyện và chuẩn bị, nhưng Quân đội Nga có tính thích ứng mạnh, có thể chinh phạt và giỏi chiến đấu. Hơn nữa, Nga vẫn có ưu thế công nghệ so với Trung Quốc - ít nhất là hiện nay.
Mặt khác, nói chung, trang bị của Nga rất cũ kỹ. Kinh tế Nga không bằng 1/5 Trung Quốc, điều này sẽ gây thiệt hại cho vị thế chiến lược của họ. Một vấn đề cũ khác là: phần lớn quân đội nước này đều ở phía tây dãy núi Ural, sẽ phải dựa vào máy bay và đường sắt mới có thể vận chuyển đến phía đông.
Theo bài báo, ưu thế chủ yếu của Trung Quốc là ở chỗ phần lớn lực lượng quân sự của Quân đội Trung Quốc cách chiến trường gần hơn. Quân đội Trung Quốc cũng có quy mô lớn hơn Quân đội Nga, hơn nữa những dính dáng đến việc đòi hỏi hiện diện quân sự tương đối ít - như NATO hoặc khu vực Caucasus khó kiểm soát.
Mặt khác, từ năm 1979 đến nay, Quân đội Trung Quốc chưa từng tham chiến. Quân đội nhiều nhất cũng chỉ nắm về mặt khái niệm hoặc học thuật đối với chiến tranh mới của "cải cách quân sự".
Hơn nữa, mặc dù quy mô vũ khí của Trung Quốc đang gia tăng, phần châu Âu của Nga ở mức độ rất lớn nằm trong tầm bắn của Quân đội Trung Quốc.
Vì vậy, Nga se tìm cách khai thác ưu thế của họ trên phương diện vũ khí va kinh nghiệm. Sau đây là 5 loại lại vũ khí Nga mà Trung Quốc phải dè chừng:
Máy bay chiến đấu PAK FA
Theo bài báo, PAK FA là "hệ thống máy bay chiến đấu tiền tuyến tương lai" - là thiết kế may bay chiên đâu thế hệ thứ năm đầu tiên của Nga. Máy bay chiến đấu PAK FA do Cục thiết kế Sukhoi nổi tiếng phụ trách, từ tháng 4 năm 2002 đến nay luôn nằm ở trạng thái nghiên cứu phát triển.
Máy bay chiến đấu T-50 Nga
PAK FA sẽ là một loại máy bay đa năng có ưu thế trên không và có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công. Loại máy bay này sẽ có một radar mảng pha quét điện tử chủ động và một bộ cảm biến quang điện để theo dõi và tấn công mục tiêu.
Căn cứ vào thiết kế, đây sẽ là một loại máy bay tàng hình, có mặt ngoài dẹt có thể giảm tín hiệu của radar máy bay.
Theo bài báo, khoang vũ khí bên trong của PAK-FA có thể mang theo nhiều nhất 6 quả tên lửa không đối không hoặc không đối đất tầm xa và bom, điều này đã đem lại năng lực sát thương mạnh cho nó, đồng thời rất khó bị radar trinh sát được.
May bay chiên đâu PAK FA se chính thức đưa vào sản xuất từ năm 2017. Nga có kế hoạch mua 400 - 450 máy bay chiến đấu loại này trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2040.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95
Theo bài báo, máy bay ném bom tua bin cánh quạt Tu-95 Bear của Tupolev là một loại phương tiện mang theo tên lửa hành trình hạt nhân, có thể trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất thông thường.
Máy bay ném bom Bear có thể triển khai bay cự ly xa khác thường, định kỳ từ căn cư không quân Ukrainka ở Siberia bay đến đương bơ biên của bang California, Mỹ.
Măc du thiết kế của nó tương đối cũ, nhưng Bear vẫn là một máy bay mạnh tiến hành tấn công tên lửa hành trình khi đối đầu. Bear không nhất thiết tiếp cận không phận Trung Quốc cũng có thể bắn nhiều nhất 8 quả tên lửa hành trình Kh-101 đối với các mục tiêu của Trung Quốc.
Kh-101 là tên lửa hành trình thông thường mới, tàng hình của Nga, được dẫn đường chính xác, nó có tầm bắn hiệu quả từ 2.700 km đến 5.000 km.
Bài báo cho rằng, cất cánh từ căn cư không quân Engels ở phần châu Âu của Nga, một chiếc máy bay Bear có thể dễ dàng bay 2.000 km, sau đó bắn hàng loạt tên lửa Kh-101 tấn công các mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, phạm vi tấn công của nó thậm chí có thể vươn tới đảo Hải Nam - cực nam của Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-160 Blackjack Nga
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack
Bài báo cho rằng, máy bay ném bom tiên tiến nhất Tu-160 Blackjack của Nga được triển khai trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, hơn nữa hiện nay nó đang được tiến hành nâng cấp.
Blackjack trang bị 4 động cơ, là máy bay ném bom mạnh nhất của Nga, có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và ban đêm. Bên trong nó có thể mang theo bom dẫn đường laser hoặc tên lửa hành trình. Hai khoang vũ khí của Blackjack có thể chở 22 tấn vũ khí trang bị.
Măc du Tu-95 Bear có thể bắn tên lửa hành trình ngoài mạng lưới phòng không của địch, thiết kế của Blackjack lại làm cho nó có thể chọc thủng phòng thủ tầng trời thấp.
Blackjack còn trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 loại mới. Tên lửa được lắp ở giá bắn xoay bên trong, từ đó đã giữ được khả năng tàng hình của Blackjack.
Theo bài báo, măc du triển vọng một chiếc máy bay ném bom cũ và vụng về loanh quanh ở ngoài biên giới Trung Quốc và bắn tên lửa hành trình hiện đại nguy hiểm đã đủ khiếp sợ, triển vọng máy bay ném bom hạng nặng lớn nhất thế giới bay trên bầu trời lãnh thổ Trung Quốc, tránh được phòng không, bắn trúng mục tiêu phải gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Bắc Kinh.
Máy bay chiến đấu Su-35 Flanker
Bài báo cho rằng, Su-35 là một loại máy bay chiến đấu được thiết kế để quá độ từ máy bay chiến đấu Su-27 cũ sang máy bay chiến đấu PAK FA, với thiết kế của bản thân, Su-35 đã trở thành một loại may bay chiên đâu rât đáng tin cậy.
Nó đã kết hợp thân máy bay cũ của Su-27 với hệ thống và vũ khí của máy bay hiện đại. Trước khi máy bay chiến đấu PAK-FA xuất hiện quy mô lớn (trang bị hàng loạt), Su-35 sẽ là mũi nhọn đi đầu của Không quân Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Là một loại máy bay chiến đấu ném bom đa năng, Su-35 trội hơn tât ca các may bay chiên đâu Trung Quốc hiện có. Thiết bị điện tử hàng không, lực đẩy, hệ thống vũ khí và động cơ AL-41 của nó đều rất xuất sắc.
Trong quá trình chế tạo thân máy bay, nó đã sử dụng vật liệu có thể hấp thu sóng radar. Loại máy bay này giống như là một xưởng quân giới bay, có 14 vùng cứng dùng để mang theo vũ khí, thiết bị bắn gây nhiễu , bình xăng va bộ cảm biến.
Bằng chứng cho tính năng ưu việt của Su-35 là Trung Quốc đang tìm cách mua sắm Su-35. Trước khi máy bay chiến đấu J-20 và J-31 rời khỏi dây chuyền sản xuất, máy bay duy nhất có thể sánh với Su-35 chỉ có... Su-35.
Liên quan đến máy bay Su-35, theo mạng tin tức Sputnik Nga, tổng giám đốc Viện nghiên cứu khoa học chế tạo thiết bị Tikhomirov Nga Yuri Bely cho biết, Nga và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán về vấn đề trang bị radar mảng pha Irbis-E (phiên bản xuất khẩu) cho máy bay chiến đấu Su-35 cung cấp cho Trung Quốc.
Tháng 6, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga xác nhận có kế hoạch ký kết hợp đồng cung cấp 24 máy bay chiến đấu Su-35 với Trung Quốc vào cuối năm 2015.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata
Theo bài báo, là xe tăng thế hệ tiếp theo của Lục quân Nga, Armata là một loại trang bị thay thế của xe tăng dòng T-72/T-80/T-90. Armata đã áp dụng thiết kế hoàn toàn mới, lớn hơn, nặng hơn, có khả năng bảo vệ hơn, có vũ khí trang bị xuất sắc hơn.
Nếu có một cuộc chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Nga, trong đó có chiến đấu mặt đất thì xe tăng Armata sẽ là con bài lớn nhất để Nga giữ vững trận địa va phát động phản kích rất nhanh đối với khu vực đông bắc của Trung Quốc.
Armata hơn xa xe tăng chiến đấu Type 99 tuyến 1 của Trung Quốc; ở đây, Type 99 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng xe tăng chiến đấu T-72.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Theo bài báo, Armata thực ra là một dòng xe, trong đó có xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15. Thiết kế của T-15 được bảo vệ nghiêm ngặt, làm cho nó có thể an toàn vận chuyển bộ binh vượt qua chiến trường tràn ngập vũ khí chống tăng.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Nga: "Siêu tăng" Armata bỏ xa phương Tây tới 20 năm Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng các quốc gia khác sẽ phải tốn nhiều tâm sức mới có thể đuổi kịp xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga. Ông nhận định nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga đang đi trước các nước khác từ 15-20 năm. Siêu tăng Armata T-14. (Ảnh: Itar-Tass) Itar-Tass dẫn lời phát...