Đức tiếp tục “mời” Ấn Độ tiêm kích Eurofighter Typhoon
Một vài ngày trước chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, đại sứ Đức cho biết Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng châu Âu (EADS) vẫn sẵn sàng cung cấp các chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon cho Ấn Độ thay thế Rafale của Pháp, với chất lượng và giá bán đều ở mức hấp dẫn.
Ấn Độ và Pháp đã thoả thuận trong suốt 3 năm qua về hợp đồng mua bán 126 chiến đấu cơ Rafale. Hiện thương vụ này đang đi vào bế tắc do 2 bên chưa thể thống nhất được trong vấn đề giá cả và trách nhiệm liên quan.
Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon
Trong hoàn cảnh đó, vào hôm 8-4, Đại sứ Đức tại Ấn Độ, Michael Steiner cho biết, EADS đã sẵn sàng mang thoả thuận Eurofighter lên bàn đàm phán với New Delhi.
“EADS luôn sẵn sàng thoả thuận. Chính phủ 4 nước Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha (các nước hợp tác sản xuất Eurofighter) đều ủng hộ thoả thuận này do họ cho rằng cả chất lượng của sản phẩm và giá cả đều tốt”, ông Steiner nói với hãng tin Odisha Sun Times của Ấn Độ.
Tuy nhiên, vị đại sứ Đức cũng khẳng định rằng nước này tôn trọng quy định đấu thầu và quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào phía Ấn Độ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Ấn Độ Modi sẽ cùng tham dự một sự kiện tại Hannover vào 12-4. Đây được cho là cơ hội để phía Đức thuyết phục thêm lãnh đạo Ấn Độ về thoả thuận mua bán máy bay trên.
Tiêm kích Rafale của Dassaults đã chiến thắng 5 chiến đấu cơ khác trong cuộc đấu thầu do Ấn Độ tổ chức vào năm 2012, trong khi Eurofighter là ứng cử viên về thứ 2. Vào hôm 8-4, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, cho biết công việc thương lượng giữa 2 nước vẫn đang diễn ra.
Trong chuyến công du châu Âu sắp tới, ông Modi cũng sẽ ghé thăm Pháp, tuy nhiên không biết liệu vấn đề thoả thuận Rafake có nằm trong chương trình nghị sự của ông với Tổng thống Pháp Francois Hollande hay không.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
"Điểm danh" những vũ khí hiện đại các nước mua để tiêu diệt IS
Trực thăng tấn công AH-64E, tên lửa phòng không Patriot Pac-3, tiêm kích Rafale, máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, tên lửa chống tăng Javelin v.v.. Những vũ khí hiện đại đã, đang và sẽ tới Trung Đông để phục vụ cho cuộc chiến chống Lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Xuất khẩu vũ khí đến quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, Jordan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất tăng 71% trong 4 năm, một phần do các nước muốn đẩy mạnh cuộc chiến chống phiến quân IS
Chính phủ Qatar gần đây mua 24 trực thăng tấn công AH-64E từ hãng Boeing, một trong những hợp đồng quân sự giá trị nhất của Mỹ trong năm ngoái. Báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) cho biết các nước giàu có ở Trung Đông đang đẩy mạnh chi tiêu quân sự.
Saudi Arabia và Qatar đặt mua những tên lửa phòng không Patriot Pac-3 trị giá hàng tỷ USD.
Pháp đang đàm phán với Qatar về thương vụ bán cho quốc gia Trung Đông này 36 máy bay tấn công Rafale, một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới.
Qatar cũng mua 500 tên lửa chống tăng Javelin từ Mỹ trong năm 2014. Trước đó một năm, Oman nhập 100 tên lửa này từ Mỹ.
Saudi Arabia đang muốn nhập khẩu 200 xe tăng chiến đấu hiện đại Leopard 2 A7. Những nghị sĩ Đức từng phản đối thương vụ này đã có quan điểm mềm mỏng hơn trong thời gian gần đây.
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chọn mua nhiều máy bay chiến đấu F-16E, một trong những vũ khí chủ lực trong cuộc chiến chống lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Mùa hè năm 2014, Iraq bắt đầu mua tới 5.000 tên lửa Hellfire để triển khai cho lực lượng trực tiếp chiến đấu với các chiến binh IS.
Đầu năm 2015, Mỹ hỗ trợ 6 xe tăng M1 Abrams cho quân đội Iraq, để thay thế những xe tăng đã hư hại hoặc bị phá hủy trong các cuộc đụng độ với IS. Iraq muốn mua thêm hàng trăm xe tăng này.
Bộ Quốc phòng Iraq cũng đặt hàng nhiều trực thăng tấn công Mi-28 "Người săn đêm" của Nga từ giữa năm 2014.
Các nguồn tin Mỹ cho biết, Jordan đang nhập khẩu nhiều bom vạn năng thông minh (JDAM) do tập đoàn Boeing chế tạo. Bộ điều khiển quỹ đạo của bom sử dụng hệ thống định vị GPS khiến khả năng tấn công mục tiêu chính xác gia tăng, có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình.
Tháng 12/2014, tập đoàn Lockheed Martin và Saudi Arabia đạt thỏa thuận về vụ mua bệ phóng tên lửa .
Bahrain đang đàm phán về hợp đồng nhập khẩu 100 tên lửa chống tăng 9M133 của Nga. Tên lửa này chính là vũ khí "đáp trả" của Nga đối với những tên lửa vác vai Javelin của Mỹ.
Saudi Arabia đang tiếp nhận 72 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon mà họ đặt mua từ 7 năm trước. Saudi Arabia cũng triển khai những máy bay này trong cuộc chiến chống IS.
Theo Zing
Ấn Độ mua 126 tiêm kích Eurofighter Typhoon Thông tấn xã Đức (Deutsche Presse-Agentur) mới đây đưa tin, Ấn Độ có thể sẽ mua 126 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của nước này. Tiêm kích Eurofighter Typhoon Theo Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, các quan chức Ấn Độ và Đức đang tiến hành đàm phán một hợp đồng trị giá hàng chục tỉ USD về việc cung cấp 126 máy...