Đức tiếp tục hỗ trợ ‘chương trình làm việc ngắn hạn’ thêm 3 tháng
Ngày 11/3, Hội đồng Liên bang Đức đã thông qua việc gia hạn “chương trình làm việc ngắn hạn đặc biệt”, được chính phủ trợ cấp thêm 3 tháng cho đến tháng 6/2022 nhằm tránh sa thải nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch.
Nhân viên làm việc tại một nhà máy ở Herten, miền tây nước Đức, ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, quy định sẽ bao gồm đơn giản hóa việc tiếp cận với trợ cấp làm việc. Các công ty ở Đức có thể đăng ký để nhận trợ cấp làm việc ngắn hạn nếu ít nhất 10% nhân viên bị ảnh hưởng. Trước đại dịch COVID-19, mức nhận trợ cấp việc làm của một công ty là 30% nhân viên bị ảnh hưởng.
Hội đồng Liên bang cho biết mặc dù tình hình kinh tế và thị trường lao động nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn có nhiều ngành tiếp tục chịu thiệt hại và hạn chế do đại dịch gây ra.
Video đang HOT
Theo Cơ quan Việc làm Liên bang (BA), tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2/2022 của Đức đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước và đứng ở mức 5,3%. Số liệu thống kê của BA cho biết việc áp dụng chương trình làm việc ngắn hạn được chính phủ trợ cấp cũng giảm, chỉ còn 201.000 người vẫn đăng ký làm việc ngắn hạn tính đến cuối tháng 2. Trong khi đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 vào năm 2020, con số này là gần 6 triệu người.
Đầu tháng 2 vừa qua, thời điểm Chính phủ thông qua việc gia hạn chương trình làm việc ngắn hạn, Bộ trưởng Lao động và Xã hội Hubertus Heil khẳng định: “Chúng tôi đảm bảo rằng mọi nhân viên giữ được việc làm của họ và các công ty không bị mất lao động có tay nghề cao, vì vậy họ có thể đi làm trở lại sau đại dịch”.
'Kỷ lục buồn' về dịch COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Israel, Pháp, Đức và Venezuela.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thành phố Modiin, Israel ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Israel cho biết ngày 18/1 nước này ghi nhận 65.259 trường hợp mắc mới COVID-19 - con số thống kê theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 2/2020.
Tính đến nay Israel đã ghi nhận tổng cộng 1.919.484 ca mắc COVID-19. Số trường hợp tử vong do COVID-19 tại nước này cũng tăng lên 8.340 trường hợp, sau khi ghi nhận thêm 22 ca ngày 18/1. Trong khi đó, số bệnh nhân cần điều trị tích cực tăng từ 446 người lên 498 người - con số cao nhất kể từ đầu tháng 10/2021.
Cùng ngày 18/1, Pháp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 464.000 trường hợp, trong bối cảnh biến thể Omicron đang lan rộng tại quốc gia châu Âu này. Tính trung bình trong tuần qua Pháp có hơn 300.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày.
Đức cũng đã có thêm hơn 100.000 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua.
Theo số liệu do Viện Robert Koch công bố, ngày 18/1 Đức ghi nhận 112.323 ca mắc mới COVID-19 và 239 trường hợp tử vong.
Hiện Đức đã siết chặt hơn nữa các biện pháp nhằm cắt đứt chuỗi lây lan của dịch bệnh, trong đó có việc giới hạn hoạt động của các quán bar và nhà hàng, chỉ có phép những người đã tiêm chủng đầy đủ hoặc khỏi bệnh COVID-19 được tới những địa điểm này. Các cuộc gặp mặt riêng tư cũng chỉ được phép có 10 người, hoặc hai hộ gia đình tham gia, nếu trong số này có những người chưa tiêm phòng COVID-19.
Số ca mắc COVID-19 tại Đức đã gia tăng tới mức kỷ lục trong bối cảnh Omicron trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại nước này, gây ra tới 70% số các ca mắc mới.
Cũng trong ngày 18/1, Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodríguez cho biết nước này ghi nhận 2.090 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua - con số cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm 2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, thông qua mạng xã hội Twitter, bà Rodríguez kêu gọi người dân nâng cao ý thức để phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Omicron. Bà cũng kêu gọi người dân Venezuela tiêm chủng đầy đủ và tham gia tích cực chương trình tiêm chủng tăng cường mà nước này khởi động ngày 3/1 vừa qua.
Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã bày tỏ quan ngại trước xu hướng gia tăng số ca mắc COVID-19 những ngày gần đây tại nước này và kêu gọi người dân duy trì các biện pháp phòng ngừa và tiêm chủng. Tuy nhiên, ông Maduro đã ra lệnh nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng từ ngày 1/11/2021.
Nord Stream 2 Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây Tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 đang trở thành tâm điểm trong căng thẳng liên quan Nga và Ukraine. Theo tờ Vox, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng quanh vấn đề Ukraine, tuyến đường ống Nord Stream 2 trở thành một quân bài trong khủng hoảng địa chính trị. Vốn là một dự án cơ...