Đức tiếp tục căng thẳng vì chính sách nhập cư
Cuộc khủng hoảng của Đức về chính sách nhập cư bước vào giai đoạn quyết định hôm 18.6, khi các đồng minh cứng rắn của Thủ tướng Angela Merkel sẵn sàng ra tối hậu thư cho nhà lãnh đạo này để hoặc siết chặt quy định tị nạn hoặc đối mặt với tương lai chính trị bất ổn.
Lãnh đạo CSU Horst Seehofer tranh cãi kịch liệt với Thủ tướng Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Ba năm sau quyết định mở cửa biên giới Đức cho người di cư từ Syria, Iraq và nhiều nơi khác, bà Merkel vẫn đang vật lộn để tìm 1 giải pháp bền vững nhằm chấm dứt làn sóng chỉ trích của các đồng minh trong liên minh cầm quyền, do sự phản đối của đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đối với các chính sách tị nạn. “Thứ hai là ngày định mệnh cho bà Angela Merkel. Và cho chính phủ Đức” – tờ Bild có số lượng phát hành lớn nhất Đức đưa tin hôm 17.6.
Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer của CSU là một trong những người kịch liệt chỉ trích lập trường tự do của bà Merkel, cho phép hàng triệu người tị nạn vào Đức từ năm 2015. Ông Seehofer dự kiến ra tối hậu thư, cho bà Merkel 2 tuần để đạt thỏa thuận với EU trục xuất khỏi Đức những người đã xin đăng ký tị nạn tại nước khác – điều mà bà Merkel phản đối, vì cho rằng, quyết định như vậy sẽ ngăn cản khả năng đạt được 1 thỏa thuận toàn diện hơn về vấn đề tị nạn ở cấp độ toàn Liên minh Châu Âu EU. Thay vì thế, bà Merkel muốn tìm kiếm 1 giải pháp chung cho Châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng. Yêu cầu của ông Seehofer dự kiến sẽ được thông qua tại cuộc họp của CSU ở Munich hôm 18.6, trong khi bà Merkel phải quyết định có nên sa thải ông này vì bất tuân lệnh và gây nguy cơ rạn nứt với CSU hay không.
Video đang HOT
“Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất với bà Merkel trong suốt 13 năm cầm quyền” – tờ Bloomberg dẫn lời ông Holger Schmieding – kinh tế gia trưởng của Berenberg ở London. “Nếu CSU không đồng ý với bất kỳ thỏa hiệp nào về chính sách nhập cư, thì chính phủ hiện tại của bà Merkel có thể sớm tan rã, mặc dù kịch bản này là ít khả năng xảy ra”.
“Di cư là 1 thách thức của Châu Âu, đòi hỏi 1 câu trả lời của cả Châu Âu” – bà Merkel tuyên bố. “Tôi xem đây là một trong những vấn đề mang tính quyết định nhất trong việc đoàn kết Châu Âu. Hành động đơn phương của Đức sẽ chỉ gây ra 1 cuộc khủng hoảng lớn hơn” – bà Merkel nói và muốn nhân hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 28-29.6 để thuyết phục các nhà lãnh đạo Châu Âu đạt được thỏa thuận về nhập cư.
Tuy nhiên, chính phủ của Phong trào 5 sao ở Italia đã phát tín hiệu thách thức thỏa thuận quốc tế bằng việc từ chối cho tàu chở người tị nạn cập cảng, trong một động thái đang gây căng thẳng với Pháp, Tây Ban Nha và Malta. Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini cuối tuần qua tuyên bố, không cho phép 2 tàu chở người tị nạn và người di cư từ Libya vào bờ biển nước này.
Thất bại trong việc đạt được 1 thỏa thuận có thể là cú sốc ở cấp độ toàn Châu Âu nếu chính phủ của Thủ tướng Merkel bị đe dọa sau 13 năm cầm quyền, đồng thời làm suy yếu các chính sách nhân đạo về nhập cư của Tây Ban Nha và gây nguy cơ cho kế hoạch cải tổ khu vực đồng euro của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán cuối tuần qua giữa CSU và đảng Dân chủ Cơ đốc giáo CDU cho thấy dấu hiệu “mềm mại” ở cả 2 bên. Ông Seehofer nói CSU không tìm kiếm khủng hoảng nội bộ liên minh, “không ai trong CSU hứng thú lật đổ thủ tướng, giải tán liên minh CDU/CSU hay phá vỡ liên minh”. Nhà phân tích kinh tế trưởng Erik Nielsen của Unicredit nhận định, một sự phá vỡ CDU/CSU sẽ gây rắc rối cho cả đôi bên, nên khả năng thỏa hiệp là nhiều, mặc dù vị thế của bà Merkel rõ ràng là đang bị đe dọa.
VÂN ANH
Theo Laodong
Đảng cầm quyền Đức không gọi Mỹ là 'bạn' khi tranh cử
Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng Đức Angela Merkel không dùng từ "bạn" để miêu tả mối quan hệ với Mỹ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại buổi gặp mặt với các thành viên đảng bảo thủ để bàn về chương trình vận động tranh cử ở Berlin ngày 3/7. Ảnh: Reuters.
Trong chương trình tranh cử mới nhất, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel đã không còn dùng từ "bạn bè" hay "tình hữu nghị" để nói về quan hệ giữa Đức và Mỹ, Reuters đưa tin. Bà Merkel và lãnh đạo đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Horst Seehofer chỉ gọi Mỹ là "đối tác quan trọng nhất" của Đức ngoài châu Âu.
CDU năm 2013 nhấn mạnh Mỹ là "người bạn quan trọng nhất", đồng thời cho rằng "tình hữu nghị" giữa Washington và Berlin là "nền móng vững chắc" trong các mối quan hệ quốc tế của Đức.
Quan hệ giữa Berlin và Washington xấu đi rõ rệt kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Ông Trump từng chỉ trích chính sách nhập cư của bà Merkel là "điên rồ". Tổng thống Trump cũng liên tục lên án thâm hụt thương mại với Đức, cáo buộc Berlin và các đối tác châu Âu nợTổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương "nhiều khoản tiền lớn".
Kết quả một cuộc thăm dò mới công bố của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy dưới thời chính quyền Trump, tỷ lệ người Đức có cái nhìn thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 57% xuống còn 35%.
An Hồng
Theo VNE
Bộ trưởng Nội vụ Anh từng bị giật điện thoại trên phố Bộ trưởng Sajid Javid đề xuất thay đổi quy tắc hoạt động của cảnh sát để xử lý nạn trộm cắp do chính ông từng bị giật điện thoại. Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid phát biểu tại London hôm 4/6. Ảnh: Reuters. Trong cuộc phỏng vấn đăng trên tờ Sun hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid cho biết...