Đức thuyết phục các bên xung đột tham dự hội thượng đỉnh về Libya
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước.
Lực lượng trung thành vớiTướng Khalifa Hafta tuần tra tại thành phố Sebha, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 16/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên đường tới Libya trong nỗ lực thuyết phục Tướng Khalifa Haftar – Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng – tham gia hội nghị thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya dự kiến diễn ra vào cuối tuần này ở thủ đô Berlin.
Trao đổi với báo giới trước khi lên đường tới Libya, Ngoại trưởng Maas cho biết hội nghị tại Berlin, dự kiến diễn ra vào ngày 18/1, là “cơ hội tốt nhất về lâu dài” đối với các cuộc hòa đàm tại Libya, vốn chìm trong xung đột kể từ năm 2011.
Ông Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước. Để làm được điều này, các bên xung đột tại Libya cần tham gia cơ chế đối thoại do Liên hợp quốc đề xuất và có thiện chí thúc đẩy một lệnh ngừng bắn thực sự.
Theo kế hoạch, ông Maas sẽ gặp Tướng Haftar tại thành phố Benghazi, miền Đông Libya, một vài ngày sau khi gặp người đứng đầu Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli Fayez al-Sarraj.
Video đang HOT
Ngày 14/1 vừa qua, Chính phủ Đức đã xác nhận sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya vào cuối tuần này. Nước chủ nhà đã mời đại diện 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, tới tham dự hội nghị.
Đức cũng mời đại diện của các bên đối lập tại Libya, gồm Tướng Khalifa Haftar và người đứng đầu GNA Fayez al-Sarraj nhưng chưa nhận được phản hồi từ hai bên.
Đầu tuần này, phái đoàn của hai bên đối địch ở Libya đã tiến hành đàm phán tại Moskva nhằm cố gắng đi đến một thỏa thuận ngừng bắn dưới sự trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Tướng Haftar đã rời khỏi thủ đô Moskva của Nga mà không ký kết thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt 9 tháng xung đột tại quốc gia này.
Libya vẫn trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi. Hiện nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng.
Chính phủ GNA do Thủ tướng Fayez al-Sarraj đứng đầu hoạt động ở thủ đô Tripoli và được Liên hợp quốc công nhận, trong khi LNA của Tướng Haftar hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi LNA được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
3 người thiệt mạng trong vụ đánh bom xe tại Benghazi, Libya
Ngày 10/8, một vụ đánh bom xe tại thành phố Benghazi, miền Đông Libya làm 3 nhân viên Liên hợp quốc thiệt mạng.
Vụ nổ xảy ra trước một trung tâm mua sắm và ngân hàng. Ít nhất một chiếc xe của Liên hợp quốc bị phá hủy tại hiện trường.
Theo nguồn tin y tế của quân đội quốc gia Libya (LNA) hiện đang kiểm soát miền Đông Libya, 3 người thiệt mạng là nhân viên thuộc Phái bộ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL). Vụ đánh bom cũng làm 10 người khác bị thương trong đó có 10 trẻ em. Hiện chưa có tổ chức nào thừa nhận thực hiện vụ tấn công.
Hiện trường một vụ đánh bom liều chết ở Lybia. (Ảnh: Reuters).
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ họp vào hôm nay theo đề nghị của Pháp, để thảo luận về những diễn biến mới nhất ở tại Libya.
Vụ đánh bom diễn ra trong bối cảnh cùng ngày, tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA) có trụ sở ở miền đông Libya tuyên bố tạm dừng các hoạt động quân sự trong kỳ nghỉ lễ Eid al-Adha.
Trước đó, hôm 9/8, Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận đã chấp thuận đề nghị ngừng bắn trong kỳ lễ Eid al-Adha do Liên hợp quốc đề xuất.
Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) ngày 9/8 đã kêu gọi chính phủ ở Tripoli và Quân đội Quốc gia Libya có căn cứ ở miền Đông nước này đồng ý về một lệnh ngừng bắn nhân lễ Eid al-Adha sẽ bắt đầu từ ngày 10/8 và kết thúc vào 13/8 này. Lệnh ngừng bắn cũng bao gồm một lệnh cấm không kích vì lý do nhân đạo./.
Theo Anh Tuấn/VOV1 (biên dịch)
Theo Reuters
Đức đề xuất một hội nghị Ngoại trưởng EU bàn về tình hình Trung Đông Ngày 5/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã kêu gọi tổ chức một hội nghị ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) vào tuần này để cùng thảo luận về tình hình căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết ông đã đề xuất với...