Đức, Thụy Sĩ và Italia mở rộng điều tra về gian lận khí thải ô tô
Trong khuôn khổ cuộc điều tra mở rộng liên quan đến bê bối gian lận khí thải, các nhà điều tra Đức, Thụy Sĩ và Italia tiến hành lục soát một số địa điểm nghi là nơi các phương tiện của hai tập đoàn lớn trong ngành ô tô gồm Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và Iveco được lắp các thiết bị trái phép.
Mặc dù Volkswagen là tâm điểm của bê bối khí thải, nhiều công ty khác (trong đó có FCA) cũng bị điều tra.
Ủy viên công tố bang Hesse (Đức) cho biết: Các điều tra viên đã phối hợp thực hiện cuộc khám xét xuyên biên giới tại nhiều địa điểm ở ba nước nói trên, trong đó có cả các văn phòng của FCA tại Đức và Italia. Đây là động thái mới nhất liên quan tới các điều tra trong ngành sản xuất ô tô của Đức kể từ năm 2015 – khi tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới Volkswagen của nước này thừa nhận đã cài đặt phần mềm gian lận khí thải vào 11 triệu xe trên toàn cầu.
Video đang HOT
Trong đợt điều tra này, FCA cùng với tập đoàn xe công nghiệp Iveco của Italia bị cho là đã lắp vào các phương tiện những thiết bị trái phép nhằm vượt qua các cuộc kiểm tra lượng khí thải. Những thiết bị này khiến cho các phương tiện dường như thải ra lượng khí gây ô nhiễm môi trường ít hơn ở trong phòng thí nghiệm so với trong giao thông thực tế.
Cơ quan điều tra cho rằng, những thiết bị “phù phép” nói trên được sử dụng trong các xe của Iveco và các công ty con của FCA như Alfa Romeo, Fiat hay Jeep… Các xe này hầu hết được sản xuất trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2019 với tiêu chuẩn khí thải Euro 5 hoặc Euro 6, sử dụng nhiều biến thể của động cơ MultiJet dung tích từ 1,3L tới 3,0L. Ước tính, chỉ riêng tại Đức đã có tới 200.000 xe trong diện nghi vấn.
Trả lời báo chí, một phát ngôn viên của FCA cũng cho biết, nhiều văn phòng của tập đoàn trên khắp châu Âu cũng bị các điều tra viên tiếp cận với yêu cầu cung cấp thông tin liên quan tới bê bối. FCA khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra.
Thị trường ô tô trong nước phục hồi nhanh chóng sau dịch Covid-19
Chiều 11-6, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã công bố kết quả kinh doanh của thị trường ô tô trong nước tháng 5, cho thấy sự phục hồi đầy tích cực sau giai đoạn giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19.
Hàng loạt xe mới ra mắt kết hợp ưu đãi "khủng" từ các nhà sản xuất có thể sẽ khiến kết quả kinh doanh ngành ô tô tháng 6 có chuyển biến lớn.
Cụ thể, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 19.081 xe. Con số này tuy vẫn thấp hơn 30% so với mức của tháng 5-2019, nhưng đã tăng tới 62% so với tháng 4-2020. Trong đó, có 11.095 xe lắp ráp trong nước (tăng 50% so với tháng 4) và 7.986 xe nhập khẩu nguyên chiếc (tăng 83% so với tháng 4) được giao tới tay khách hàng.
Xét về từng mẫu xe, thị trường ô tô tháng vừa qua chứng kiến sự tỏa sáng bất ngờ trong phân khúc cỡ nhỏ (A) khi doanh số của VinFast Fadil lần đầu vượt qua "hoàng đế" Hyundai i10. Tuy nhiên, mức độ cách biệt hiện chưa quá lớn, tương ứng doanh số 1.156 xe và 1.076 xe.
Nguyên nhân của điều này được cho là đến từ chính sách kích cầu mạnh tay của VinFast, khi liên tục đưa ra ưu đãi giảm giá hàng chục triệu đồng đối với Fadil, kết hợp với chương trình đổi xe cũ lấy xe mới. Doanh số tăng cao cũng giúp Fadil lọt vào nhóm xe bán chạy nhất thị trường, đứng ở vị trí thứ 4, song song với "anh em" Lux A2.0 (682 xe).
Một diễn biến đáng chú ý khác trong phân khúc A là việc chỉ 5 xe Suzuki Celerio đến tay khách hàng. Mẫu xe này hiện đã tạm dừng phân phối do hết hàng.
Trong bảng tổng sắp chung, Toyota Vios vẫn giữ vị thế không đối thủ, khi giao 1.958 xe tới tay khách hàng. Mức này vượt xa Accent của Hyundai (1.128 chiếc). Trong khi đó, Honda CR-V bất ngờ vươn lên vị trí thứ 2 với 1.581 xe bán.
Tuy đứng ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng chung, nhưng Ford Ranger vẫn tiếp tục đứng đầu trong phân khúc xe bán tải tại Việt Nam, với doanh số lên tới 1.176 chiếc. Mitsubishi Xpander cũng từ vị trí thứ 10 trong tháng 4, vươn lên vị trí thứ 7 nhờ mức doanh số 685 xe. Đáng chú ý, Mazda 3 đã đánh bật đối thủ Cerato ra khỏi nhóm đầu, khi trở lại vị trí thứ 10 với 652 xe tới tay người tiêu dùng.
Có thể thấy, tháng 5 đã ghi nhận những dấu hiệu hồi phục tích cực của thị trường ô tô. Trong tháng 6 và xa hơn nữa, thông tin về việc ưu đãi thuế trước bạ kết hợp với các chương trình ưu đãi mạnh tay sẽ là yếu tố giúp kích cầu, tạo cơ hội để các hãng ô tô bù lại những mất mát về doanh số vừa qua. Bên cạnh đó, việc hàng loạt mẫu sản phẩm mới được ra mắt trong giai đoạn cuối tháng 5, đầu tháng 6 cũng sẽ giúp thu hút thêm người tiêu dùng tới với các phòng trưng bày xe.
Ô tô nhập khẩu từ nước nào đắt nhất? Có 4 thị trường ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có trị giá bình quân từ 100 nghìn USD trở lên (chưa tính thuế), trong khi 2 thị trường có số lượng nhiều nhất cũng là nơi có trị giá bình quân thấp nhất. Trị giá ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các thị trường chính, đơn vị "USD/xe". Hình ảnh, biểu...