Đức thúc giục trường đại học cắt quan hệ với viện Khổng Tử
Đức thúc đẩy xây dựng đội ngũ chuyên gia Trung Quốc của riêng mình, khi nước này tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các trường đại học.
Bộ Giáo dục Đức hồi đầu tuần công bố họ đang đầu tư 24 triệu EUR (28,4 triệu USD) vào một chương trình kéo dài từ năm 2017 đến năm 2024 để tăng cường “năng lực nghiên cứu Trung Quốc độc lập” trong các trường đại học và viện nghiên cứu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại vườn thú ở Berlin năm 2017. Ảnh: AFP .
Mục đích của dự án là hỗ trợ hợp tác khoa học và nghiên cứu với Trung Quốc “dựa trên các giá trị châu Âu”, theo một tuyên bố từ Bộ Giáo dục. Bộ trưởng Giáo dục Anja Karliczek cho biết Đức vẫn muốn hợp tác với Trung Quốc và cần thêm nhiều nhân tài am hiểu văn hóa, ngôn ngữ, xã hội và lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà nói thêm rằng những nỗ lực như vậy phải được tiến hành độc lập bởi Đức và kêu gọi các trường đại học cắt đứt hợp tác với viện Khổng Tử, đối tác giáo dục do nhà nước Trung Quốc tài trợ, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Video đang HOT
“Tôi không muốn chính phủ Trung Quốc ảnh hưởng đến các trường đại học và xã hội của chúng ta”, Karliczek nói. “Chúng ta đã để cho các viện Khổng Tử quá nhiều không gian phát triển và làm quá ít để xây dựng năng lực nghiên cứu về Trung Quốc độc lập ở Đức”.
Từ năm 2006, 19 viện Khổng Tử đã được thành lập trên toàn nước Đức. Ít nhất hai viện đã đóng cửa kể do lo ngại về “ảnh hưởng chính trị và rò rỉ thông tin”.
Có hơn 500 viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Nhưng nhiều cơ sở ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Australia và Thụy Điển đã đóng cửa do nghi ngờ về vai trò của họ trong việc thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây đang gia tăng. Liên minh châu Âu ngày càng chỉ trích mạnh mẽ các chính sách của Trung Quốc ở Hong Kong và Tân Cương. Họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với quan chức Trung Quốc liên quan đến những vấn đề này.
Trung Quốc đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt trên diện rộng đối với các chính trị gia, nhà ngoại giao và nhà nghiên cứu châu Âu, khiến các thành viên của Nghị viện châu Âu đóng băng việc phê chuẩn thỏa thuận đầu tư giữa hai bên, thỏa thuận mà chính phủ Đức đóng vai trò dẫn dắt chủ đạo.
Bất chấp những căng thẳng chính trị, quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn bền chặt. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức năm thứ năm liên tiếp vào năm 2020, với khối lượng thương mại là 212,1 tỷ EUR, theo Bộ Thương mại Trung Quốc.
Nhật Bản giám sát hàng loạt Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Nhật Bản sẽ mở một cuôc điều tra về các Viện Khổng Tử - các cơ sở giáo dục do Trung Quốc cấp vốn hoạt động trong các trường đại học, sau khi nhiều nước đã "siết" hoạt động của các cơ sở này.
Viện Khổng Tử vận hành trong một số đại học ở Nhật Bản (Ảnh minh họa: Nikkei).
Nikkei đưa tin, Bộ Giáo dục Nhật Bản thông báo sẽ yêu cầu các trường đại học có Viện Khổng Tử cung cấp các thông tin về ngân sách, số lượng sinh viên tham gia và trả lời câu hỏi liệu các cơ sở trên có can thiệp vào hoạt động nghiên cứu của trường đại học hay không. Danh sách các câu hỏi chính thức sẽ được chốt vào cuối năm nay.
Nhật Bản sẽ dựa vào các thông tin để mở cuộc điều tra các cơ sở do Bắc Kinh cấp ngân sách hoạt động, trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại rằng đây là những cơ sở nhằm tuyên truyền cho Trung Quốc. Ngoài ra, Tokyo cũng lo ngại về việc công nghệ của nước này có thể bị rò rỉ tới phía Trung Quốc thông qua các trao đổi cá nhân. Trước đó, cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đều có động thái nhằm điều chỉnh hoạt động của Viện Khổng Tử ở các quốc gia này.
Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết: "Ngày càng có nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm thêm thông tin hoặc đóng cửa các Viện Khổng Tử ở các quốc gia chia sẻ các giá trị chung với Nhật Bản, ví dụ như Mỹ và châu Âu. Tôi kêu gọi các bên công bố thông tin để nâng cao tính minh bạch liên quan đến quản lý tổ chức và các dự án nghiên cứu".
Theo Nikkei , Trung Quốc bắt đầu mở Viện Khổng Tử trên khắp thế giới từ năm 2004 trong một nỗ lực được cho là nhằm mở rộng sức mạnh mềm thông qua hoạt động giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ. Viện Khổng Tử hiện có 500 cơ sở hoạt động trên 160 nước và vùng lãnh thổ. Tại Nhật Bản, 14 trường đại học cho phép Viện Khổng Tử hoạt động trong cơ sở giáo dục của họ.
Vì Viện Khổng Tử không cấp bằng, nên tổ chức này không cần phải đăng ký hoặc xin cấp phép từ chính phủ. Việc mở một Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường cũng đơn giản như mở một lớp học cho công chúng tại một trường đại học, khiến chính phủ Nhật Bản khó theo dõi hoạt động của các cơ sở do Trung Quốc tài trợ vốn.
Hồi tháng 5, cựu bộ trưởng Nhật Bản Haruko Arimura cảnh báo rằng Viện Khổng Tử được xem là "mối đe dọa an ninh ở các quốc gia khác" và kêu gọi các bộ, ngành hợp tác để theo dõi những cơ sở này.
Mỹ đã bắt đầu "siết" hoạt động của Viện Khổng Tử tại nước này trong năm nay. Thượng viện Mỹ hồi tháng 3 thông qua dự luật đề xuất cắt giảm tài trợ liên bang của Mỹ cho bất kỳ trường cao đẳng hoặc đại học nào đặt Viện Khổng Tử trong khuôn viên, trừ khi viện này đảm bảo rằng trường cao đẳng hoặc đại học đó có toàn quyền đối điều hành nó, bao gồm cả những khoản tiền mà viện kiếm được và nhân sự làm việc tại viện.
Số lượng cơ sở Viện Khổng Tử ở Mỹ đã giảm từ 100 vào năm 2017 xuống 47 tính đến tháng 5/2021.
Ngoài ra, Australia cũng thông qua đạo luật cho phép chính phủ hủy bỏ hợp đồng giữa các đại học và tổ chức giáo dục với Viện Khổng Tử nếu hoạt động của những cơ sở này đi ngược lợi ích quốc gia.
Nga khẳng định thiện chí giải quyết bất đồng với Đức Nga sẵn sàng hợp tác với Đức để vượt qua những thách thức chung và Berlin cần sẵn sàng để đạt được thỏa thuận. Trạm trên mặt đất của dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tại Lubmin, Đông Bắc Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trên đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra ngày 9/6...