Đức thông báo vụ đâm tàu ở Bad Aibling là do lái tàu mải chơi điện tử
Theo điều tra của các công tố viên Đức, nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn tàu hoả ở thị trấn Bad Aibling, Bayern, Đức là do người điều khiển bị phân tâm vì trò chơi trên điện thoại di động.
Ảnh hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Reuters
Ngày 13/4, hai tháng sau khi xảy ra vụ tai nạn tàu hoả nghiêm trọng làm 11 người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương, các nhà điều tra Đức cho biết nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn là do người lái không tập trung. Người này đã bị bắt giam để tiếp tục điều tra vì tội ngộ sát và gây nguy hiểm cho giao thông đường sắt.
Theo các công tố viên, nhân viên điều vận này được cho là đã chơi điện tử trực tuyến trên điện thoại di động ngay trước thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. Các nhà điều tra đã thấy rõ mối liên quan trực tiếp giữa việc chơi điện tử của người nhân viên 39 tuổi trong phòng điều vận với nguyên nhân của vụ đâm tàu.
Họ nói thêm rằng người này đã thừa nhận có chơi game trên điện thoại, nhưng phủ nhận rằng trò chơi đã làm cho ông phân tâm hoặc có ảnh hưởng đến vụ va chạm.
Trước đó, các công tố viên và cảnh sát đều khẳng định không có dấu hiệu người điều khiển này sử dụng đồ uống có cồn hay chất ma túy.
Sáng 9/2, hai đoàn tàu chở khoảng 150 hành khách đã đâm trực diện vào nhau khi đang chạy trên cùng đường ray với vận tốc 96km/giờ ở thị trấn Bad Aibling, cách thành phố Munich 60 km.
Video đang HOT
Vĩnh Kỳ
Theo AP
Theo_Hà Nội Mới
Liên Hợp Quốc 'tuyển' tổng thư ký mới
Liên Hợp Quốc vừa tổ chức phiên điều trần đầu tiên nhằm chọn ra người thay thế ông Ban Ki Moon trong vai trò tổng thư ký theo hình thức chưa từng có trong lịch sử tổ chức này.
3 trong số 9 ứng cử viên đã có có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 12/4 nhằm giành phiếu của các phái đoàn tới từ 193 quốc gia.
Thách thức với các ứng viên là các cuộc khủng hoảng toàn cầu, từ biến đổi khí hậu tới hòa bình Trung Đông. Đây cũng là vấn đề chính mà tân tổng thư ký Liên Hợp Quốc cần giải quyết sau khi được bầu.
Đổi mới lịch sử
Phiên điều trần lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra trong 3 ngày để tất cả các ứng viên có cơ hội trình bày quan điểm. Đây cũng là lần đầu tiên Liên Hợp Quốc tổ chức điều trần công khai trong việc lựa chọn tổng thư ký. Trước đó, việc lựa chọn do Hội đồng Bảo an vào 5 nước thành viên thường trực là Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Mỹ bàn thảo và quyết định.
Liên Hợp Quốc khởi động quá trình tìm người thay thế Tổng thư ký Ban Ki Moon, người sẽ mãn nhiệm ngày 1/1/2017.
Cơ chế bầu tổng thư ký Liên Hợp Quốc theo hình thức mới buộc các ứng viên phải có đơn, hồ sơ ứng cử cũng như xuất hiện tại các phiên điều trần. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Hội đồng Bảo an. Dẫu vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng cơ chế mới tạo sức ép lên quyết định của Hội đồng Bảo an trong việc lựa chọn.
Phát biểu trước các phóng viên, ông Mogens Lykketoft, chủ tịch Đại Hội đồng, cho biết: "Cơ chế chọn lựa tổng thư ký mới có thể thay đổi đại cục. Nếu số lượng lớn quốc gia cùng ủng hộ một ứng viên, tôi nghĩ rằng Hội đồng Bảo an sẽ không thể đưa ra những lựa chọn khác".
Quan điểm của các ứng viên
Igor Luksic, Bộ trưởng Ngoại giao Montenegro, là ứng viên trẻ nhất ở tuổi 39. Quan điểm của ông là cải thiện sâu rộng tình trạng quan liêu đang tồn tại tại Liên Hợp Quốc.
Một ứng viên khác trình bày trong ngày đầu tiên là Irina Bokova của Bulgaria. Bà là người đứng đầu Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO). Cựu bộ trưởng Ngoại giao Bulgaria cam kết làm nhiều hơn để chống lại bạo lực với phụ nữ đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới.
Bà Bokova là người rất được Nga, một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ủng hộ mạnh mẽ. Nếu giành thắng lợi, bà Bokova sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm tổng thư ký Liên Hợp Quốc và cũng là người Đông Âu đầu tiên đảm trách cương vị này. Trước đó, Moscow cũng cho rằng tổng thư ký kế tiếp nên là người tới từ Đông Âu.
Bà Irina Bokova, người đứng đầu UNESCO. Ảnh: Bgnes
Trong phiên trình bày kéo dài 2 giờ, bà Bokova cũng đề cập tới nỗ lực hòa giải giữa Israel và Palestine. Theo cựu ngoại trưởng Bulgaria, bà sẽ làm việc để "xây dựng lòng tin và sự tin tưởng" giữa các bên. Tuy nhiên, bà Bokova cũng phải thừa nhận những vấn đề phức tạp mà bà không có "phép màu" để có thể hóa giải chúng nhanh chóng.
Ứng viên thứ ba, ông Antonio Guterres, cựu quan chức Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, thì thẳng thừng nói về thiếu sót của Liên Hợp Quốc. Ông kêu gọi phương thức làm việc thiên về kết quả thay vì "thảo luận thì quá nhiều nhưng quyết định đưa ra lại quá ít".
Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha nhắc lại thời gian làm tình nguyện viên trong khu ổ chuột thành phố Lisbon khi còn trẻ và cam kết làm việc như "một người điều phối, chất xúc tác, hay đại sứ hòa bình...".
Ngoài 3 ứng viên đã trình bày, 6 người còn lại sẽ tiếp tục nói lên định hướng trước Đại Hội đồng. Cựu tổng thống Slovenia Danilo Turk, Bộ trưởng cựu ngoại Croatia Vesna Pusic và Natalia Gherman, cựu bộ trưởng ngoại giao của Moldova sẽ trình bày trong ngày 13/4.
Bà Helen Clark, người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc - cựu thủ tướng New Zealand; cựu ngoại trưởng Macedonia Srgjan Kerim và cựu ngoại trưởng Serbia Vuk Jeremic sẽ trình bày ngày 14/4. Một số ứng viên khác đang cân nhắc tham gia cuộc đua giành vị trí tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Hồng Duy
Theo Zing News
Thái Lan phạt tài xế say rượu làm việc trong nhà xác Người điều khiển xe trong lúc say rượu tại Thái Lan sẽ bị phạt lao động trong nhà xác. Đây là biện pháp của chính phủ nhằm giảm tai nạn giao thông trong dịp tết cổ truyền năm nay. Để giảm tình trạng tai nạn giao thông trong kỳ nghỉ Songkran, tết cổ truyền của Thái Lan, giới chức nước này quyết định...