Đức “thành công tương đối” trong chiến dịch chống đại dịch Covid-19
Đức kêu gọi người dân tuân thủ chặt chẽ quy tắc hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét, đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng.
Ngày 28/4, Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lothar Wieler cho biết, Đức đến nay đã “thành công tương đối” trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ chặt chẽ các quy tắc hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m, cũng như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khu mua sắm…
Đức “thành công tương đối” trong chiến dịch chống đại dịch Covid-19. Ảnh: The Independent
Cùng ngày, Berlin trở thành bang cuối cùng của Đức yêu cầu người đi mua sắm bắt buộc phải đeo khẩu trang. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 29/4. Trước đó, kể từ ngày 28/4, quy định đeo khẩu trang bắt buộc đã được áp dụng đối với hành khách đi các phương tiện giao thông công cộng như tàu, xe buýt tại 16 bang ở Đức.
Video đang HOT
Tính đến 21h ngày 28/4 (theo giờ Việt Nam), trong vòng 24 giờ qua, tại Đức chỉ có thêm 10 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 158.768 ca người. Trước đó, vào thời kỳ đỉnh dịch, Đức ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục trong ngày lên tới hơn 6.000 người. Trong 24 giờ qua, Đức có thêm 10 ca tử vong mới do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 6.136 ca. 117.400 bệnh nhân đã hồi phục, trong khi vẫn còn 2.409 ca trong tình trạng nguy kịch./.
Ngọc Huân
Covid-19: Một số nước bắt đầu nới lỏng các hạn chế
Nhiều nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng hạn chế để khôi phục các hoạt động sản xuất, khởi động lại nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Bất chấp số ca bệnh mắc Covid 19 vẫn ở mức cao và số người tử vong vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế để khôi phục các hoạt động sản xuất, khởi động lại nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc nới lỏng này đều được các nước thực hiện một cách thận trọng và có lộ trình nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Chính phủ Đức ngày 20/4 cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại. Ảnh: Anadolu
Mặc dù số ca mắc Covid-19 vẫn ở mức cao, song Chính phủ Đức ngày 20/4 cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại, trong số này có cả các showroom bán xe hơi, cửa hàng sách, sở thú và cửa hàng điện tử. Tuy nhiên, nhà hàng và quán bar vẫn chưa được phép hoạt động. Tuy vậy, giống như nhiều nơi khác, bất chấp mở cửa trở lại một phần nền kinh tế, chính phủ Đức cảnh báo rằng, sẽ phải còn rất xa mới có thể hoàn toàn trở lại cuộc sống bình thường.
"Đừng quên một sự thật rằng, chúng ta vẫn ở giai đoạn đầu của đại dịch và chúng ta còn một chặng đường dài phía trước để khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Chúng ta cần phải nhận thức rõ điều này, nhất là trong tuần đầu khi những hạn chế xã hội đầu tiên được dỡ bỏ", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng nhấn mạnh vấn đề quan trọng hiện nay là cần theo dõi sát tình hình các ca nhiễm trong hai tuần tới ở Đức liệu có tiếp tục tăng sau khi chính phủ liên bang nới lỏng một số quy định hạn chế hay không. Trong trường hợp số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng trở tại, Chính phủ Đức sẽ buộc phải áp đặt lại và thắt chặt hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch.
Ngoài Đức, các nước châu Âu khác là Đan Mạch và Cộng hòa Séc cũng cho phép những cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn Na Uy thì bắt đầu cho phép học sinh mẫu giáo tới trường. Ba Lan mở cửa công viên và các cánh rừng cho người dân.
Ở Châu Á, số ca mắc mới đã giảm trông thấy trong những ngày gần đây. Thậm chí, có ngày số ca mắc Covid-19 chỉ ở mức 1 con số đã khiến Chính phủ Hàn Quốc có thể tự tin hơn để dần dỡ bỏ các hạn chế với người dân. Tuy nhiên, việc hạn chế này cũng rất thận trọng. Nếu như trước kia cấm tất cả hoạt động đối với các cơ sở tôn giáo, nhà thờ, nơi vui chơi giải trí, trung tâm thể thao trong nhà, cơ sở học thêm...thì nay những trường hợp này nới lỏng thành "hạn chế hoạt động".
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun đã kêu gọi người dân cần cảnh giác với dịch bệnh.
"Chúng ta cần phải có những biện pháp kiểm dịch kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh khi chúng ta nới lỏng các biện pháp. Xin hãy nỗ lực hết sức để kiểm dịch các nơi vui chơi giải trí, các cơ sở công cộng ngoài trời và các kỳ thi khi được nối lại", ông Chung Sye Kyun nhấn mạnh.
Nới lỏng các biện pháp hạn chế sau 1 thời gian dài áp dụng cũng là một giải pháp để các nước có thể cứu vãn nền kinh tế, đang được dự báo ở mức hầu hết tăng trưởng âm. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn ở mức độ nguy hiểm, tức là vẫn có nguy cơ lây lan ra cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, người dân không thể chủ quan trước diễn biến của Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi chính phủ các nước cần tiếp tục "phát hiện, xét nghiệm, cách ly, chăm sóc mọi trường hợp và theo dõi mọi tiếp xúc"./.
Vũ Anh Tuấn
Thiếu thiết bị y tế trầm trọng, Anh vẫn cho xuất hàng ồ ạt sang EU Bất chấp tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong nước, Anh vẫn cho phép các công ty xuất khẩu hàng triệu khẩu trang và thiết bị y tế sang châu Âu. "Không có lựa chọn khác" Cuối tuần qua, hơn 6 triệu khẩu trang y tế đã được một công ty chuyên về trang thiết bị y tế hàng đầu của Anh đóng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Dương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không ra
Sao châu á
18:20:28 04/05/2025
Người mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biết
Sức khỏe
17:59:21 04/05/2025
Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025