Đức: Tàu chiến đi vòng qua châu Phi để tránh mối đ.e dọ.a từ Houthi tại Biển Đỏ
Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã ra lệnh cho tàu khu trục Baden- Wuerttemberg và tàu tiếp tế Frankfurt am Main đi tuyến đường dài hơn khi trên đường trở về sau đợt triển khai ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tàu khu trục Baden-Wuerttemberg. (Nguồn: Wikipedia)
Bộ Quốc phòng Đức ngày 30/10 thông báo 2 tàu hải quân Đức sẽ tránh đi qua Biển Đỏ, khu vực đang bị phiến quân Houthi của Yemen tấ.n côn.g các tuyến giao thông hàng hải đi qua và thay vào đó sẽ đi vòng quanh châu Phi.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ trên, Đại tá Mitko Mueller cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đã ra lệnh cho tàu khu trục Baden-Wuerttemberg và tàu tiếp tế Frankfurt am Main đi tuyến đường dài hơn khi trên đường trở về sau đợt triển khai ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Đại tá Mueller cảnh báo: “Mức độ đ.e dọ.a khá cao” ở Biển Đỏ, cho rằng “các cuộc tấ.n côn.g rất phức tạp” được thực hiện tại Biển Đỏ trong những tháng gần đây liên quan đến tên lửa đạn đạo chiến thuật, thiết bị bay không người lái và các loại vũ khí khác.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến công du Ấn Độ vào tuần trước cũng đã đến thăm 2 tàu khu trục Baden-Wuerttemberg và tàu tiếp tế Frankfurt am Main, ở bang Goa phía Tây Nam.
Ông Mueller cho biết tàu khu trục tiếp theo sẽ tới Địa Trung Hải để tham gia sứ mệnh của Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL), trong khi tàu tiếp tế sẽ quay trở lại Đức.
Phiến quân Houthi đã tấ.n côn.g tàu bè ở Biển Đỏ và Vịnh Aden. Do đó, hiện nay, hầu hết các công ty vận tải biển lớn đang tránh tuyến đường Biển Đỏ tới Kênh đào Suez của Ai Cập và Biển Địa Trung Hải, buộc họ phải thực hiện hành trình dài hơn và tốn kém hơn quanh châu Phi./.
Saudi Arabia sẽ 'chịu hậu quả' từ Mỹ vì mua hệ thống tên lửa Pantsir của Nga?
Thương vụ này phản ánh xu hướng ngày càng phức tạp trong quan hệ quốc tế, khi các đồng minh truyền thống của Mỹ tại Trung Đông tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, bất chấp áp lực từ Washington.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Pantsir của Nga. Ảnh: Sputnik
Tạp chí "Phòng không" của Chính phủ Saudi Arabia vừa xác nhận kế hoạch mua sắm hệ thống tên lửa phòng không Pantsir của Nga, một động thái có thể gây căng thẳng trong quan hệ với Mỹ.
Thông tin này xuất hiện trong ấn bản thứ 37 của tạp chí trên, trong đó nêu chi tiết kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không của Saudi Arabia. Bên cạnh Pantsir của Nga, Riyadh cũng đang nhắm đến hệ thống chống thiết bị bay không người lái (UAV) Silent Hunter của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.
Các dấu hiệu về thương vụ này đã xuất hiện từ tháng 2/2024, khi một bức ảnh được cho là từ chuyến tham quan của các chuyên gia phòng không Saudi Arabia tại Nga xuất hiện, cho thấy hệ thống Pantsir-S1M hiện đại được ngụy trang theo phong cách sa mạc.
Theo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA), việc mua vũ khí từ Nga có thể khiến Saudi Arabia đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Washington. Trước đây, chính luật này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35 vào năm 2019 sau khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Tuy nhiên, cổng thông tin kỹ thuật quân sự Defense Express chỉ ra rằng Washington đã thể hiện sự không nhất quán trong việc áp dụng CAATSA. Điển hình là trường hợp của Ấn Độ, quốc gia đã chi 5,4 tỷ USD mua S-400 vào năm 2018 nhưng không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào.
Lý do được đưa ra là vì Ấn Độ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc trong khu vực, một ưu tiên chiến lược của Mỹ. Thậm chí hiện nay, New Delhi còn vận hành nhà máy sản xuất sún.g trường AK-203 và giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt về chuyển giao thiết bị điện tử cho máy bay chiến đấu.
Theo các chuyên gia, Saudi Arabia có thể trở thành một "ngoại lệ" khác do vai trò của họ trong việc kiềm chế Iran, quốc gia đang có mối quan hệ căng thẳng với phương Tây. Khả năng Washington có phản ứng mạnh được đán.h giá là thấp, đặc biệt khi Nhà Trắng nhiều khả năng đã được thông báo trước về thương vụ này.
Về mặt kỹ thuật, đáng chú ý là Moskva đang tích cực hiện đại hóa Pantsir mà theo chuyên gia hàng không Konstantin Krivolap, nhằm phản ứng trước những hạn chế của phiên bản cũ, khi hệ thống gặp khó khăn trong việc phát hiện các thiết bị bay không người lái.
Như vậy, việc Saudi Arabia mua hệ thống phòng không từ Nga có thể gây căng thẳng với Mỹ, nhưng khả năng phản ứng mạnh từ phía Washington được đán.h giá là thấp do vai trò chiến lược của Saudi Arabia trong khu vực.
Ukraine bắt tình nguyện viên bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga Ukraine đã bắt giữ một tình nguyện làm việc cho Chương trình Lương thực Thế giới Liên hợp quốc (WFP) vì cáo buộc do thám vị trí quân sự của Kiev ở chiến tuyến miền Đông để gửi cho Nga. Lực lượng An ninh Ukraine (Ảnh: SHRM). "Dưới vỏ bọc là tình nguyện, người đàn ông 34 tuổ.i này đã do thám vị...