Đức: Sẽ truy quét các đối tượng liên quan đến phong trào cực hữu ‘Reichsbrger’
Chính phủ Đức dự kiến sẽ tiến hành thêm các vụ bắt giữ và truy quét trong những ngày tới liên quan tổ chức khủng bố cực hữu “Reichsbrger” bị cáo buộc đang âm mưu xây dựng lực lượng quân đội và chống phá nhà nước.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại khu vực giữa Wiedersdorf và Landsberg, gần Halle, miền đông nước Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới ngày 8/12, ông George Maier, người đứng đầu cơ quan nội vụ bang Thuringia, miền Đông nước Đức, cho biết 25 thành viên và những người ủng hộ nhóm “Reichsbrger” đã bị bắt giữ trong các cuộc đột kích với sự tham gia của khoảng 3.000 nhân viên an ninh – điều mà ông mô tả là “chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Đức”. Ông nhận định: “Dựa vào kinh nghiệm của tôi, thường có một đợt bắt giữ thứ hai”.
Cùng ngày, người đứng đầu Văn phòng cảnh sát liên bang Holger Muench cho biết số nghi phạm trong vụ việc này hiện là 54 và con số này có thể tiếp tục tăng. Trong các cuộc đột kích, cảnh sát đã tìm thấy các thiết bị như áo chống đạn, súng trường và đạn dược, cũng như các bằng chứng về việc tuyển mộ và kế hoạch thành lập cái gọi là “bộ chỉ huy bảo vệ đất nước”. Ông cho biết những đối tượng tham gia tổ chức này thuộc nhiều thành phần, trong đó có những đối tượng cuồng tín, một số đối tượng có nhiều tiền, số khác sở hữu vũ khí. Ngoài ra, lực lượng an ninh cũng phát hiện một bản kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công và mở rộng tổ chức này.
Trước đó, các công tố viên xác nhận lực lượng an ninh Đức đã đột kích và bắt giữ 25 phần tử Reichsbrger bị tình nghi lên kế hoạch tấn công tòa nhà Quốc hội Đức, để từ đó khởi đầu cho làn sóng tấn công với ý đồ tạo dựng những điều kiện tương tự nội chiến ở Đức. Các nghi phạm bị cáo buộc thành lập một nhóm khủng bố, âm mưu lật đổ trật tự hiến pháp hiện hành ở Đức. Ngoài ra, Reichsbrger còn bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công lưới điện quốc gia, lật đổ chính phủ liên bang và giành quyền lãnh đạo đất nước bằng vũ lực.
Do số lượng lớn thành viên là những cựu binh sĩ xuất thân từ các lực lượng vũ trang Đức, trong đó có các lực lượng đặc nhiệm, nên Reichsbrger bị coi là tổ chức đặc biệt nguy hiểm.
Suy thoái kinh tế Đức có thể ít trầm trọng hơn dự báo
Niềm tin kinh doanh của Đức đã cải thiện trong tháng 11 và giới doanh nghiệp hy vọng tình trạng suy thoái dự báo xảy ra vào mùa đông sẽ ít trầm trọng hơn so với lo ngại ban đầu.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả cuộc khảo sát hằng tháng của Viện kinh tế Đức (Ifo), dựa trên số liệu thống kê của khoảng 9.000 công ty, cho biết niềm tin kinh doanh tại Đức đạt 86,3 điểm, tăng tháng thứ hai liên tiếp sau khi ghi nhận mức 84,5 điểm vào tháng 10. Trước đó, niềm tin giới kinh doanh đã giảm 4 tháng liên tiếp đến tháng 9/2022.
Chủ tịch Ifo - Clemens Fuest nhận định: "Tâm lý trong nền kinh tế Đức đã cải thiện. Sự bi quan trong những tháng tới giảm mạnh và suy thoái kinh tế có thể ít nghiêm trọng hơn so với nhiều dự đoán trước đó".
Đức đang phải đối mặt với lạm phát tăng chóng mặt, khi giá tiêu dùng tăng tới 10,4% trong tháng 10 do chi phí năng lượng cao sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine. Chính phủ Đức dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ giảm 0,4% vào năm 2023, với lạm phát vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, những hy vọng về triển vọng kinh tế tích cực hơn đang ngày một tăng khi các biện pháp cứu trợ của chính phủ, trong đó phải kể đến gói hỗ trợ 200 tỷ euro để bảo vệ các công ty và người dân trong bối cảnh lạm phát cao, đang phát huy hiệu quả và kéo giá cả đi xuống.
Cùng với những tín hiệu tích cực này, việc Chính phủ Đức thông báo các cơ sở dự trữ khí đốt của nước này đã đạt 100% công suất chứa từ đầu tháng này, đã làm giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong mùa đông.
Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ngân hàng ING cho biết cuộc khảo sát của Ifo càng làm tăng thêm những "tia hy vọng" gần đây rằng nền kinh tế Đức có thể tránh được suy giảm trong mùa đông. Ông Brzeski cho rằng gói cứu trợ 200 triệu của chính phủ đủ lớn để giảm bớt sự sụt giảm của nền kinh tế và giảm mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái có thể xảy ra vào mùa đông. Mặc dù vậy, ông Brzeski thừa nhận rằng gói kích thích kinh tế của chính phủ đến quá muộn để có thể ngăn chặn được nền kinh tế suy thoái trong quý IV/2022.
Trước đó, đầu tháng 11, cuộc khảo sát của viện ZEW cũng cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đã tăng lên trong tháng thứ hai liên tiếp.
Đức tuyên bố sẽ rút quân khỏi Mali từ năm 2024 Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Hebestreit ngày 22/11 thông báo Berlin sẽ rút lực lượng khỏi Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) vào tháng 5/2024. Binh sĩ Đức thuộc phái bộ MINUSMA làm nhiệm vụ tại Fafa, cách Gao, Mali 165km. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo ông Hebestreit, Chính phủ Đức sẽ đề...