Đức sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào tháng 6
CureVac dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine chống SARS-CoV-2 cả ở Đức và Bỉ vào tháng 6 tới.
Các công ty dược phẩm trên toàn thế giới đang trong cuộc chạy đua với thời gian để bào chế ra vaccine chống SARS-CoV-2. Mọi hy vọng của nước Đức được đặt vào công ty công nghệ sinh học CureVac có trụ sở đóng tại Tbingen.
Theo hai tờ báo L Libre và L’Echo của Bỉ phát hành bằng tiếng Pháp số ra hôm 9/4, ông Jean Stéphanne, tân Chủ tịch Hội đồng Giám sát CureVac cho biết, CureVac dự kiến bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine chống SARS-CoV-2 cả ở Đức và Bỉ vào tháng 6 tới.
Vaccine này sử dụng “Messenger RNA” như là nguồn thông tin. Bằng cách tiêm vaccine này vào cơ thể bệnh nhân, hệ miễn dịch sẽ được kích thích để tự sản sinh ra các protein trị liệu gọi là kháng thể.
Ônh Jean Stéphenne (người Bỉ), cựu giám đốc công ty sinh học GSK Biological, cho hay, tại Bỉ các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên sẽ được thực hiện vào tháng 6 (hoặc chậm nhất vào tháng 7) trên đối tượng đầu tiên là những người khoẻ mạnh chưa bị phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2.
Sau đó, vaccine thử nghiệm này cũng sẽ được tiêm cho những người đã bị mắc Covid-19 rồi kế tiếp là người cao tuổi, nhóm đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công. Mục đích của chương trình thử nghiệm này là nghiên cứu các loại kháng thể và nhận biết phản ứng của hệ miễn dịch. Theo dự kiến, sẽ có 2.000-3.000 người Bỉ tham gia đợt thử nghiệm vaccine này.
Video đang HOT
Nếu vaccine thử nghiệm đầu tiên không thành công, CureVac còn có 2 đến 3 loại vaccine “ứng cử viên” khác.
Ông Jean Stéphenne vừa mới được bổ nhiệm sau khi Giám đốc Điều hành CureVac người Mỹ bị sa thải vào giữa tháng 3 vì vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp. Vào ngày 2/3, người tiền nhiệm của Jean Stéphenne đã đến Nhà Trắng để thương thảo với Tổng thống Mỹ Trump về vaccine này theo lời mời cá nhân của ông Trump.
Chính phủ Đức sau đó đã chỉ trích chính phủ Mỹ muốn độc chiếm dự án điều chế vaccine phòng chống Covid-19 này. CureVac nhận được nguồn kinh phí của chính phủ Đức để bào chế ra vaccine chống lại Covid-19.
“Ông ta cần phải xin ý kiến hội đồng quản trị về cuộc gặp mặt này song ông ta đã không làm điều đó. Vì thế, quyết định bãi miễn chức vụ này đã được đưa ra. Chúng tôi không hài lòng về cách hành xử của ông ta”, tân CEO CureVac cho hay.
Trước đó, công ty cổ phần dievini Hopp BioTech, một cổ đông lớn của CureVac cho tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung biết nếu mọi thứ diễn ra suôn xẻ, CureVac sẽ có vaccine chống Covid-19 vào mùa thu năm nay. Tỉ phú Dietmar Hopp chính là chủ sở hữu công ty Dievel Hopp BioTech.
Theo chuyên gia hoá sinh Friedrich von Bohlen, giám đốc điều hành Dievini và là thành viên Hội đồng Giám sát CureVac, vắc-xin là phương cách duy nhất để bảo vệ mọi người khỏi bị lây nhiễm virus Covid-19. Ngoài vaccine phòng chống SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu CureVac đang cố gắng bào chế ra một loại thuốc trị bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, theo ông von Bohlen, việc sản xuất bất cứ một loại vaccine hay thuốc hiệu quả nào cũng phải mất vài tháng và sẽ mất khoảng trên dưới một năm để vaccine chống SARS-CoV-2 được phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi./.
CTV Xuân Hương
Tổng thống Trump đầu tư 1 tỷ USD mua vắc-xin chống dịch Covid-19 cho Mỹ
Chính quyền Trump đã cố gắng làm việc riêng với nhà khoa học - mới đây nhất là với công ty dược phẩm CureVac của Đức để Mỹ sẽ có được thứ vắc xin quý giá trên thị trường đầu tiên.
Một người đàn ông dùng pipet một chất lỏng màu xanh trong phòng thí nghiệm của công ty dược phẩm sinh học Curevac ở Baden-Wuerttgl, Đức, ngày 24 tháng 2 năm 2020
Công ty dược phẩm CureVac của Đức từ tháng 1 đã nghiên cứu ra một loại vắc-xin tiềm năng để chống lại virus corona - loại virus đang phá hủy cuộc sống hàng ngày ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Vào cuối tuần trước, tờ báo tiếng Đức Welt am Sonntag đã đưa tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị cấp cho CureVac khoảng 1 tỷ USD để có được loại vắc-xin này và nhấn mạnh rằng "nó chỉ dành riêng cho Mỹ". Báo cáo cũng cho biết Đức đang cố gắng để phản đối lời đề nghị này.
Bộ trưởng Y tế Đức cho biết: "Loại vắc-xin được sản xuất tại Đức này sẽ được dành cho cả thế giới, chứ không phải riêng Mỹ."
Lời đề nghị "phát sinh từ cuộc họp ngày 2 tháng 3" tại Nhà Trắng, theo New York Times đưa tin. Tổng thống Trump cũng như Phó Tổng thống Mike Pence đã tham dự ít nhất một phần của cuộc họp, và trong cuộc họp cũng có sự hiện diện của Giám đốc điều hành CureVac - ông Daniel Menichella.
Ông Menichella trong một tuyên bố vào ngày họp đã nói rằng: "Chúng tôi rất tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể phát triển ra một loại vắc-xin mạnh trong vòng vài tháng. Công ty đã nói rằng họ hy vọng sẽ có một sản phẩm thử nghiệm sẵn sàng cho dùng trên người vào tháng 6 hoặc tháng 7 tới".
Tuy nhiên, bản thân Menichella lại bất ngờ tuyên bố rời khỏi công ty vào ngày 11 tháng 3, sau hai năm giữ chức vụ giám đốc điều hành của CureVac.
Còn về CureVac, công ty công khai phủ nhận mọi nỗ lực tiếp quản hoặc mua lại vắc-xin mà Mỹ đã đề nghị, CureVac đã nói trong một tuyên bố rằng: "Công ty bác bỏ những tin đồn hiện tại về việc mua lại".
Tuy nhiên, các quan chức Đức đã xác nhận trên bản tin the Welt với Reuters - cụ thể là Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức nói với Reuters: "Chính phủ Đức rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng vắc-xin và các hoạt chất chống lại virus corona cũng được phát triển ở Đức và Châu Âu:, thêm vào đó, "chính phủ đang trao đổi chuyên sâu với công ty CureVac."
Các quan chức ở Đức và xung quanh EU đã không tán thành trước lời đề nghị của chính quyền Trump. Bộ trưởng kinh tế quốc gia, Peter Altmaier, nói với các phóng viên rằng: "Vắc-xin mà Đức sản xuất ra không phải để bán."
Bộ trưởng Y tế Đức - Jens Spahn nói rằng việc Mỹ tiếp quản CureVac là "điều không bao giờ xảy ra", đồng thời ông bổ sung rằng công ty sẽ phát triển một loại vắc-xin "cho toàn thế giới, không phải cho từng quốc gia", theo The Guardian.
Một số công ty dược phẩm sinh học khác trên thế giới, bao gồm các công ty nổi tiếng của Mỹ, cũng đang chạy đua phát triển cả hai loại vắc-xin để phòng ngừa virus corona và phương pháp điều trị mới cho những người mắc bệnh.
Thùy Dung
Số ca mắc mới Covid-19 tại Đức tăng ngày thứ 3 liên tiếp Sau vài ngày có dấu hiệu chững lại, số ca mắc mới Covid-19 ở Đức đã tăng trở lại ngày thứ 3 liên tiếp, số ca thiệt mạng cũng đã vượt mốc 2.000 người. Số liệu chính thức được Viện Robert Koch, Cơ quan kiểm soát dịch bệnh liên bang Đức, công bố vào đầu giờ sáng nay theo giờ địa phương cho...