Đức sẽ là nước đầu tiên phá vỡ mặt trận chống Nga?
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tiếng nói từ Đức đòi từ bỏ chính sách trừng phạt nhằm vào Nga. Đức là nước đang dẫn dắt Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc đối đầu với Nga. Liệu Đức có phải là nước đầu tiên phá vỡ mặt trận mà họ tiên phong dựng lên hay không?
Ngày càng có nhiều quan chức Đức lên tiếng đòi từ bỏ chính sách trừng phạt Nga
Ngoại trưởng Đức Frank- Walter Steinmeier hồi đầu tuần này tiếp tục nhắc lại lời đề xuất của ông về việc dỡ bỏ dần dần các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga, dựa trên sự tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ngoại trưởng Steinmeier còn cho rằng, Berlin nên tham gia vào một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Moscow trong khi vẫn bảo vệ các giá trị Châu Âu.
“Lời đề nghị của tôi được đưa ra từ tuần trước là chúng ta nên xem xét khả năng dỡ bỏ dần từng bước các biện pháp trừng phạt nếu có những tiến bộ cụ thể trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk”, ông Steinmeier phát biểu tại một diễn đàn Nga-Đức ở thủ đô Berlin.
Cũng theo Ngoại trưởng Đức, Nga và phương Tây có thể khôi phục lại sự tin tưởng lẫn nhau nếu cả hai bên quyết tâm nỗ lực đi theo hướng này.
Ngoại trưởng Steinmeier là một trong hàng loạt các quan chức của Đức và EU gần đây lên tiếng kêu gọi từ bỏ chính sách trừng phạt Nga. Càng đến gần thời điểm EU họp bàn về việc có gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga hay không thì càng có nhiều chính khách và các nhà phân tích của Châu Âu thể hiện lập trường phản đối chính sách trừng phạt.
Ông Steinmeier đã phải thừa nhận thực tế rằng, trong cuộc họp sắp tới, EU sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc tìm được tiếng nói đồng thuận trong quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt. Thậm chí một số nhà phân tích dự đoán, sẽ có một số nước bỏ phiếu phản đối hoặc EU sẽ chỉ có thể gia hạn thêm một thời gian ngắn nữa chính sách trừng phạt Nga.
EU bắt đầu tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga từ hồi năm 2014 sau khi xảy ra vụ sáp nhập bán đảo Crimea và tình hình xung đột ở miền đông Ukraine bùng phát.
Mỹ, EU cùng với các đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nhiều trong số này là những biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga khi nó nhằm vào các ngành then chốt như ngân hàng, năng lượng và quốc phòng.
Video đang HOT
Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga. Lệnh trừng phạt của Nga là lệnh cấm nhập khẩu rau quả, thịt, cá, hải sản và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ những nước đang trừng phạt Nga.
Cuộc chiến trừng phạt trên đã gây tổn thất lớn cho nền kinh tế của cả hai bên. Trong khi đó, phương Tây không hề đạt được mục đích chính trị của chính sách này là khuất phục Nga trong vấn đề Ukraine.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều nước thành viên của Liên minh Châu Âu đang có xu hướng muốn hàn gắn, khôi phục lại quan hệ với Nga để tránh phải tiếp tục hứng chịu những tổn thất gây ra từ cuộc chiến trừng phạt.
EU chìa tay ra với Nga?
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker sắp đến thăm Nga. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự ấm lên trong quan hệ ngoại giao giữa Nga và phương Tây.
Được biết, ông Juncker sẽ đến Nga vào tháng tới. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao EU đến Nga kể từ sau khi xảy ra vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Tuy nhiên, ông Jean-Claude Juncker vẫn khăng khăng khẳng định, sẽ không có chuyện nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Về phần mình, Nga cũng nói tránh về triển vọng sẽ có một sự ấm lên đáng kể trong quan hệ ngoại giao giữa nước này với EU.
Cũng giống như Mỹ, liên minh 28 thành viên đang có mối quan hệ giá băng với Nga do cuộc khủng hoảng ở Ukraine gây nên. Chỉ có một vài nhà lãnh đạo của EU đến thăm Nga trong 2 năm qua, trong đó có giới chức Hy Lạp và Cypriot hồi năm ngoái và Tổng thống Áo, Thủ tướng Hungary trong năm nay.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
10 kỷ lục "thần thánh" trong lịch sử loài người
Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những kỷ lục vô cùng đặc biệt mà trong những năm qua chưa ai phá vỡ.
Robert Wadlow sống tại bang Illinois của Mỹ gây sốc với chiều cao 2,72 m. Ông đã qua đời vào năm 1940. Ông trở thành người cao nhất thế giới trong lịch sử. Kỷ lục thế giớinày cho đến nay vẫn chưa bị phá vỡ.
Wayne Gretzky nắm giữ kỷ lục thế giới ấn tượng cho đến nay vẫn chưa bị phá vỡ đó là ghi 200 điểm trong một mùa tại giải Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia NHL (National Hockey League).
Năm 2012, 28 phụ nữ trong một đội tập gym đến từ East Sussex, vương quốc Anh đã lập kỷ lục Guiness thế giới về lượng người tối đa trên một chiếc MINI Cooper hatchback.
Andre Rene Rousimoff còn được biết đến với tên gọi Andre the Giant là một trong những huyền thoại môn vật thế giới. Sở hữu chiều cao 2,24m với cân nặng 240 kg, Rousimoff được tôn vinh là "Kỳ quan thứ 8 của thế giới" và còn sở hữu 1 cái đầu siêu to. Ông được biết đến là người có đầu to nhất thế giới.
Trong trận đấu bóng đá năm 1916, Cumberland đánh bại Georgia Tech với tỷ số 222-0. Cho đến nay, kỷ lục này vẫn chưa bị phá vỡ.
Tháng 12/2015, Michael Jackson đã trở thành nghệ sỹ đầu tiên đạt chứng nhận đĩa Bạch kim 30 lần với album Thriller (phát hành từ năm 1982).
Graham Barker là người đang nắm giữ kỷ lục kỳ lạ nhất trong Sách kỷ lục Guinness thế giới đó là tích lũy được 22,1 gram lông rốn của chính mình bắt đầu từ năm 1984. Đến năm 2010, Graham Barker sở hữu sưu tập lông rốn trong 26 năm. Cho đến nay, kỷ lục này chưa có ai vượt qua.
Charles Osborne có tên trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới sau khi nấc cụt trong vòng 68 năm (từ năm 1922 - 1990). Sau cùng, chứng nấc cụt của ông đã tự biến mất một cách bí ẩn.
Roy Sullivan được Kỷ lục Guinness công nhận là người bị sét đánh nhiều lần nhất trên thế giới. Theo đó, ông bị sét đánh đến 7 lần nhưng vẫn may mắn sống sót từ năm 1942 - 1977. Năm 71 tuổi, ông tự sát vì thất tình.
Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận Lionel Messi là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tính trong năm dương lịch. Năm 2012, anh có 91 lần lập công khi khoác áo của đội tuyển quốc gia Argentina và câu lạc bộ Barcelona. Kỷ lục này rất khó bị xô đổ trong những năm tới.
Theo_Kiến Thức
Ngoại trưởng Đức: Kéo dài lệnh trừng phạt Nga khó khăn hơn so với năm ngoái Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, việc kéo dài lệnh trừng phạt chống lại Nga đã trở nên khó khăn hơn do sự phản đối ngày càng tăng từ một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier Trong một cuộc phỏng vấn với News Service Baltic (BNS) hôm 26-5, vị ngoại trưởng Đức cho...