Đức sẽ đối mặt với đỉnh dịch COVID-19 vào giữa tháng tới
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Karl Lauterbach cảnh báo làn sóng lây nhiễm với biến thể mới Omicron sẽ đạt đỉnh dịch ở nước này trong vài tuần tới, đồng thời kêu gọi nhanh chóng áp đặt quy định tiêm chủng bắt buộc để đẩy lùi làn sóng dịch tiếp theo.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Brandenburg ở Schoenefeld, Đức, ngày 23/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tối 18/1 trên kênh truyền hình RTL Direckt, Bộ trưởng Lauterbach nêu rõ: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ đạt đỉnh dịch vào giữa tháng 2 tới, sau đó số ca lây nhiễm có thể giảm xuống”. Ông cũng cho rằng con số lây nhiễm thực tế hiện nay có thể còn cao gấp đôi và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Bộ trưởng Y tế liên bang Đức cũng kêu gọi nhanh chóng áp đặt quy định tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 bắt buộc nói chung ở Đức sau khi có quyết định tương ứng của Quốc hội liên bang.
Bộ trưởng Lauterbach cho rằng tiêm chủng bắt buộc là vấn đề đạo đức nên cần phải có cách tiếp cận từ cơ quan lập pháp liên bang Đức. Nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) kỳ vọng trong tháng này sẽ có cuộc tranh luận mang tính định hướng đầu tiên ở Quốc hội về kế hoạch tiêm chủng bắt buộc và sau đó, Quốc hội sẽ có khoảng 2 tháng để đưa ra quyết định cuối cùng và quy định tiêm chủng bắt buộc có thể có hiệu lực muộn nhất là vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới. Theo ông, khi tiêm chủng là bắt buộc, những người chưa tiêm sẽ phải trải qua quy trình 3 mũi tiêm chủng và có thể hoàn tất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Đây sẽ là cách để Đức có thể đẩy lùi được làn sóng lây nhiễm vào mùa Thu này. Ông cũng cảnh báo nguy cơ virus biến thể hoặc tái kết hợp đặc tính của các biến thể khác nhau, như khả năng kháng vaccine của Omicron kết hợp với sự nguy hiểm của biến thể Delta.
Thông báo của Viện Robert Koch (RKI) sáng 19/1 cho biết lần đầu tiên kể từ đầu dịch, Đức ghi nhận trên 100.000 ca mới trong một ngày. Theo RKI, số ca mới trong 24 giờ qua là 112.323 ca và tỷ lệ mắc bệnh trung bình 7 ngày tăng lên 584,4/100.000 dân, mức cao kỷ lục cho tới nay. Trong ngày qua cũng ghi nhận có thêm 239 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 116.081 ca.
Hiện nhiều bang ở Đức đã áp đặt các quy định phòng dịch nghiêm ngặt nhằm giảm số ca lây nhiễm và tránh cho hệ thống y tế quá tải. Bang Brandenburg đã ban hành quy định giới nghiêm vào ban đêm đối với những người chưa tiêm chủng. Theo đó, tại những nơi có chỉ số lây nhiễm cao như thành phố Potsdam cùng các huyện Havelland và Teltow-Flming sẽ áp đặt hạn chế đi lại từ 0 giờ ngày 19/1 đối với người chưa tiêm. Thời gian áp đặt hạn chế là từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng.
Đức xác nhận ca nhiễm cúm lợn châu Phi đầu tiên ở lợn nuôi
Bộ Nông nghiệp liên bang Đức ngày 16/7 xác nhận trường hợp lợn nuôi đầu tiên nhiễm cúm lợn châu Phi tại 2 trang trại chăn nuôi ở bang Brandenburg miền Đông nước Đức.
Cụ thể, 2 trang trại trên gồm 1 trang trại nuôi lợn hữu cơ với 200 con lợn và một hộ nhỏ nuôi 2 con lợn.
Trước đó, các ca nhiễm bệnh được phát hiện tại Đức đều là lợn rừng, với 1.267 ca cúm lợn châu Phi ở lợn rừng tại khu vực Brandenburg có biên giới với Ba Lan, nơi căn bệnh này đang lan rộng. Đức đã lập hàng rào dọc biên giới với Ba Lan để ngăn lợn rừng từ nước láng giềng vào Đức, đồng thời lập 6 khu vực để săn lợn rừng.
Trung Quốc và các nước nhập khẩu thịt lợn khác cấm nhập khẩu thịt lợn của Đức hồi tháng 9/2020 sau khi nước này ghi nhận ca nhiễm cúm lợn châu Phi đầu tiên ở động vật hoang dã. Do lệnh cấm này, thịt lợn chế biến của Đức chủ yếu được bán bên trong EU trong khi các nước như Tây Ban Nha đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường châu Á.
Triệt phá mạng khiêu dâm trẻ em lớn nhất thế giới Cảnh sát thông báo "triệt phá một trong những nền tảng khiêu dâm trẻ em trực tuyến lớn nhất thế giới" với hơn 400.000 thành viên. Cảnh sát Đức hôm nay cho biết nền tảng khiêu dâm trẻ em này tồn tại từ năm 2019, "được lập ra để trao đổi các nội dung khiêu dâm trẻ em trên toàn thế giới, đặc...