Đức sẽ chi 22 tỷ USD để mua sắm đạn dược mới cho tới năm 2031
Truyền thông địa phương đưa tin, chính phủ Đức quyết định sẽ chi 20 tỷ euro (22 tỷ USD) mua đạn dược mới cho tới năm 2031 để bù đắp sự thiếu hụt hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (Ảnh: DW).
“Không có đạn dược, các hệ thống vũ khí hiện đại nhất cũng vô dụng, ngay cả khi chúng đã sẵn sàng để sử dụng ngoài chiến trường”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với tạp chí Spiegel hôm 24/7.
Video đang HOT
Theo tạp chí Spiegel, việc Đức tăng cường tiềm lực để mua đạn pháo mới còn liên quan đến việc bổ sung đạn pháo cho lựu pháo tự hành PZH-2000, hiện cũng được sử dụng ở Ukraine.
Đạn 155mm dành cho lựu pháo tự hành PZH-2000 rất khan hiếm và kho dự trữ của quân đội Đức cũng ngày càng cạn kiệt. Vào tháng 6 vừa qua, quốc hội Đức đã thông qua một số hợp đồng khung trị giá hàng tỷ USD cho đạn pháo và xe tăng.
Ngoài ra, quân đội Đức cũng đã đặt hàng hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall, cũng như số lượng lớn đạn dược cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, hiện quân đội Ukraine cũng đang sử dụng.
Công ty sản xuất vũ khí có trụ sở tại Dusseldorf này cho biết, họ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch đầu tư lớn để lấp đầy kho dự trữ trống của quân đội Đức và Ukraine.
“Chúng tôi muốn cùng nhau hành động sớm nhất là vào năm tới. Chúng tôi sẽ tăng sản lượng hàng năm lên 600.000 viên”, Giám đốc Rheinmetall, ông Armin Pappberger nói với Spiegel hôm 24/7.
Theo vị giám đốc này, riêng công ty của ông sẽ sản xuất 60% số đạn pháo cần thiết ở Ukraine. Công ty dự kiến sẽ sớm bắt đầu đợt giao hàng đầu tiên trị giá 127 triệu euro gồm đạn dược huấn luyện và chiến đấu.
Đức chuẩn bị điều một lữ đoàn đồn trú vĩnh viễn gần Kaliningrad
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 26/6 thông báo, nước này sẽ điều khoảng 4.000 quân tới đồn trú vĩnh viễn tại Lithuania, quốc gia láng giềng với Nga, nhằm bảo vệ sườn Đông của liên minh.
Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến của NATO ở Lithuania với một tiểu đoàn khoảng 1.500 quân. Ảnh: EU today.
Phát biểu trong chuyến thăm thủ đô Vilnius của Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorious nhấn mạnh: "Đức sẵn sàng điều một lữ đoàn hùng mạnh tới Lithuania để đóng quân lâu dài và việc đầu tiên phải làm chính là xây dựng các cơ sở tiếp nhận binh sĩ cũng như trang bị phương tiện cần thiết".
Theo ông Boris Pistorious, việc triển khai kế hoạch có thể mất vài tháng. Tuy nhiên, điều này phản ánh rằng, Đức luôn giữ vững cam kết với tư cách là thành viên có trách nhiệm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đầu tàu kinh tế châu Âu, nhằm đứng lên bảo vệ sườn Đông của liên minh.
Được biết, kế hoạch triển khai quân của Đức cần phù hợp với các kế hoạch mà NATO vạch ra gần đây về cách đối phó với các mối đe dọa ở phía Đông. Các kế hoạch quân sự dự kiến sẽ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới.
Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến của NATO ở Lithuania với một tiểu đoàn khoảng 1.500 quân. Hồi tháng 6/2022, Đức tuyên bố có khả năng gửi một lữ đoàn từ 3.000 - 5.000 quân tới Lithuania trong vòng 10 ngày nếu xảy ra kịch bản quốc gia Baltic bị tấn công.
Trước đó, Vilnius đã nhiều lần kêu gọi Berlin triển khai thêm binh sĩ trên lãnh thổ của mình, nơi có chung biên giới với Kaliningrad ở phía Tây Nam và Belarus ở phía Đông.
Theo giới quan sát, Kaliningrad là vùng lãnh thổ có tầm quan trọng to lớn, được ví như "tàu sân bay không thể chìm" của Nga giữa lòng NATO. Là một căn cứ quân sự, khu vực này có ý nghĩa chiến lược và là khu vực quan trọng với Nga trong việc hình thành khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập tại khu vực biển Baltic. Năm 2020, Nga nâng cấp lữ đoàn bảo vệ khu vực này thành sư đoàn.
Đức muốn mua lại xe tăng Leopard 2 của Thụy Sĩ Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Sáu (3/3) cho biết, Đức đang muốn mua lại xe tăng Leopard 2 của Thụy Sĩ trong một thỏa thuận về việc viện trợ quân sự cho Ukraine. Chính phủ Thụy Sĩ cho biết Đức đã đề xuất nước này cho phép tập đoàn Rheinmetall mua lại một số xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2...