Đức sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu Nga từ cuối năm 2022
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Thủ tướng nước này Olaf Scholz ngày 31/5 tuyên bố Đức và Ba Lan muốn chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay, bất chấp các ngoại lệ liên quan lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga mà Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh bất thường của EU ở Brussels cùng ngày, Thủ tướng Olaf Scholz nói rõ dù lệnh cấm của EU trước mắt chỉ áp dụng với dầu mỏ của Nga được vận chuyển qua đường biển nhưng Đức và quốc gia láng giềng Ba Lan vẫn muốn ngừng nhập khẩu dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba vốn đưa dầu mỏ của Nga tới 5 nước châu Âu gồm Đức, Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovenia. Cụ thể là Đức sẽ nỗ lực để tới cuối năm 2022 có thể ngừng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, trong khi Ba Lan cũng sẽ có những động thái tương tự.
Bên cạnh đó, Đức cũng sẽ nỗ lực để giảm bớt phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga vốn chiếm khoảng 35% tổng mức tiêu thụ trong nước. Thời hạn mà Đức đặt ra cho việc chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga là vào mùa Hè năm 2024. Hiện Đức đã có một số bước đi hướng tới mục tiêu này như dốc sức xây dựng các trạm tiếp nhận khí hoá lỏng và cơ sở hạ tầng cần thiết để nhập khí đốt từ các nguồn khác.
Trước đó, EU đã đạt được thỏa thuận về việc áp đặt gói biện pháp trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga và cũng là gói biện pháp khắc nghiệt nhất của khối này nhằm vào Moskva kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine hôm 24/2. Theo ông Olaf Scholz, lệnh cấm vận mới của EU nhằm vào 90% tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga sang EU và sẽ tác động mạnh tới nguồn thu tài chính của nước này. Tuy nhiên, lệnh cấm chỉ được áp dụng đối với dầu mỏ Nga vận chuyển qua đường biển chứ không phải qua các đường ống dẫn do một số nước trong EU như Hungary, Slovakia và CH Séc khó có thể tìm ngay được các nguồn cung thay thế năng lượng từ Nga.
Đức lạc quan về khả năng đạt được lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga
Tối 23/5 (giờ địa phương), Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo trong vài ngày tới, các nước Liên minh châu Âu (EU) có thể đạt được thỏa thuận về một lệnh cấm vận đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Chia sẻ với truyền thông Đức, ông Habeck cho biết chỉ còn một số nước chưa nhất trí với lệnh cấm vận đối với sản phầm dầu mỏ của Nga, trong đó có Hungary. Tuy nhiên ông Habeck cho rằng các cuộc thương lượng về vấn đề này sẽ đạt được đột phá trong vài ngày tới và một lệnh cấm vận là "nằm trong tầm tay".
EU ban đầu đề xuất các nước thành viên ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga trong 6 tháng tới và nhiên liệu tinh chế vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Hungary luôn phản đối kế hoạch này với lý lẽ việc làm này sẽ hủy hoại hoàn toàn an ninh năng lượng.
Lệnh cấm vận này được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thúc đẩy nhằm giảm sự phụ thuộc của các nước EU đối với nguồn cung khí đốt và dầu mỏ của Nga. Lệnh cấm vận dầu mỏ được coi là biện pháp trừng phạt quan trọng nhất trong gói trừng phạt thứ sáu với Nga của EU. Ngoài dầu, gói cũng sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, vốn chiếm 37% hoạt động ngân hàng của Nga, cũng như các biện pháp bổ sung đối với những quan chức cấp cao của Nga.
Đức đang chịu áp lực từ các quốc gia khác ở châu Âu nhằm cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, hơn một nửa lượng khí đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga.
Pháp nói Ukraine có thể mất vài thập kỷ mới có thể gia nhập EU Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu có thể mất nhiều năm. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron . Ảnh: TASS "Chúng ta đều biết rằng quá trình gia nhập EU có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Macron cho biết. Đồng thời, ông lưu ý...