Đức sẵn sàng đối phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn tiếp theo
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn phát biểu của Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 29/7 cho biết cơ quan này đang chuẩn bị kế hoạch đối phó với đại dịch COVID-19 trong mùa Thu năm nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Lauterbach, Bộ Y tế Đức đã dự trù “nhiều biện pháp tiếp theo” dành cho các kịch bản đại dịch khác nhau trong mùa Thu năm nay để chính quyền các bang và liên bang có thể áp dụng, trong đó ông nhấn mạnh sẽ không tái triển khai biện pháp đóng cửa trường học như trước đây. Bộ Y tế đang thảo luận với Bộ Tư pháp về “gói biện pháp rất tốt” này và sẽ sớm công bố trong thời gian tới.
Hiện tại, các quy định phòng, chống đại dịch COVID-19 theo Luật phòng, chống lây nhiễm sửa đổi được Quốc hội Đức thông qua hôm 18/3/2022 sẽ hết hiệu lực vào ngày 23/9. Theo luật này, hầu hết các biện pháp phòng dịch đã được dỡ bỏ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Lauterbach xác nhận các loại vaccine ngừa COVID-19 thích ứng với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng sẽ được cung cấp từ tháng 9 tới. Dù chậm hơn dự kiến, song các loại vaccine này là tin tốt và sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Bộ trưởng Lauterbach cũng bày tỏ hy vọng rằng vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em dưới 5 tuổi sẽ sớm được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt vì các dữ liệu cho thấy loại vaccine này có hiệu quả cao. Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) mới chỉ cấp phép cho các loại vaccine ngừa COVID-19 dành cho những người trên 5 tuổi.
Về việc tiêm chủng mũi vaccine thứ 4, Bộ trưởng Lauterbach cho rằng mũi vaccine tăng cường này chỉ có ý nghĩa trong một số nhóm người nhất định, trong đó có những trường hợp phải tiếp xúc nhiều. Ủy ban Tiêm chủng thường trực của Đức (Stiko) hiện vẫn khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 4 cho một số đối tượng cụ thể như nhóm người trên 70 tuổi, những người có bệnh nền và nhân viên y tế.
Hệ thống y tế Đức đang trong tình trạng nguy cấp
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 11/3 cảnh báo nước này đang rơi vào tình trạng "y tế nguy cấp" mới, khi số ca mắc COVID-19 theo ngày liên tiếp ghi nhận "kỷ lục buồn".
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 2/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach nêu rõ: "Nước Đức đang ở trong tình trạng nguy cấp, các dịch vụ chăm sóc đặc biệt có thể bị quá tải khi số trường hợp mắc hội chứng COVID kéo dài (long COVID) đang ngày càng gia tăng".
Theo ông Karl Lauterbach, những thông tin cho rằng biến thể Omicron ít độc lực hơn chỉ đúng một phần. Ông nhấn mạnh việc cho rằng "chúng ta đã kiểm soát được đại dịch" là quá chủ quan và không thể hài lòng khi mỗi ngày có 200-250 ca tử vong. Chỉ riêng ngày 10/3, đã có 249 ca tử vong do COVID-19 và theo ông, con số này có thể còn tồi tệ hơn trong những ngày tới.
Chính phủ Đức dự kiến sẽ chấm dứt việc áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 kể từ ngày 20/3 tới, trừ một số quy định như đeo khẩu trang hay kiểm tra tiêm chủng tại những điểm nóng trong một số điều kiện nhất định như số ca mắc mới tăng nhanh hoặc xuất hiện một biến thể mới đáng lo ngại. Tuy nhiên, số liệu thống kê mới nhất của Viện Robert Koch (RKI) cho thấy Đức đã ghi nhận trên 260.000 ca trong ngày 10/3.
Theo người đứng đầu cơ quan kiểm soát dịch bệnh RKI - ông Lothar Wieler, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn do dòng phụ của biến thể Omicron là BA.2 - hay còn được gọi là "Omiron tàng hình" - dễ lây lan hơn, hiện chiếm hơn 1/3 số ca mắc mới COVID-19 ở Đức.
Bộ trưởng Y tế Lauterbach cảnh báo: "Nếu không áp đặt tiêm chủng bắt buộc, chúng ta sẽ không thể vượt qua đại dịch vào mùa Thu tới". Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz kêu gọi thực hiện tiêm chủng bắt buộc, tuy nhiên kế hoạch thông qua dự luật này tại Quốc hội đang bị trì hoãn.
Theo thống kê mới nhất, hiện có khoảng 75% dân số đủ điều kiện ở Đức đã được tiêm phòng đầy đủ và 57% đã được tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19.
Đức: Tiêm chủng bắt buộc là giải pháp để thoát khỏi đại dịch COVID-19 Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 8/1 cho rằng thật "ngây thơ" khi nghĩ rằng biến thể Omicron sẽ là dấu chấm hết cho đại dịch. Ông cảnh báo các biến thể mới của virus gây đại dịch COVID-19 vẫn có thể xuất hiện. Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Saale, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN...