Đức rút tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016
Vào đầu năm 2016, Đức sẽ rút 2 hệ thống tên lửa phòng không Patriot bố trí ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ của NATO đối phó mối đe dọa từ cuộc chiến tại Syria.
Đức sẽ rút quân và tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 – Ảnh: Reuters
Quân đội Đức ngày 15.8 đã thông báo 2 hệ thống tên lửa phòng không Patriot sẽ kết thúc nhiệm vụ vào ngày 31.1.2016 và sẽ không được gia hạn thêm, theo AFP. Khoảng 250 lính Đức triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng được rút về nước.
Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu đồng minh NATO giúp đỡ trước những mối đe dọa tại biên giới sau vụ việc hồi năm 2012 khi đạn pháo từ Syria bắn qua làm 5 dân thường Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Mỹ, Hà Lan và Đức đều đã gửi hệ thống tên lửa Patriot đến giúp đỡ. Đơn vị của Đức đóng quân tại thị trấn Kahramanmaras (Thổ Nhĩ Kỳ), cách biên giới Syria khoảng 100 km.
Hãng tin DPA (Đức) cho rằng việc rút quân và hệ thống tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ không phải vì lính Đức đang bị nguy hiểm mà có thể là do không cần thiết phải triển khai tên lửa tại đây và chi phí cao.
Nhiệm vụ chính của tên lửa Patriot là chống máy bay, tuy nhiên ngày nay loại tên lửa này cũng được dùng để tiêu diệt các loại tên lửa khác. NATO triển khai hệ thống tên lửa này tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và chiến tranh Iraq 2003.
Bảo Vinh
Video đang HOT
Theo Thanhnien
"Lá chắn" MEADS có giúp Đức hạ gục tên lửa Iskander?
Quân đội Đức đã quyết định thay thế các hệ thống Patriot bằng tổ hợp tên lửa phòng không MEADS nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Quân đội Đức đã quyết định thay thế các hệ thống Patriot bằng tổ hợp tên lửa phòng không MEADS nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Mới đây, chính phủ Đức tuyên bố sẽ mua tổ hợp tên lửa phòng không MEADSdo công ty MBDA cùng Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác phát triển để thay thế cho các tổ hợp Patriot (Mỹ sản xuất). Giá trị của thương vụ mua sắm này ước tính lên tới 4,5 tỷ USD. Việc mua sắm này của nước Đức diễn ra trong bối cảnh Quân đội Đức chịu nhiều chỉ trích về một số loại vũ khí gặp vấn đề (điển hình là lỗi nghiêm trọng trên khẩu G36).
MEADS (viết tắt của cụm từ Medium Extended Air Defense System) là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa cơ động được phát triển thay thế tên lửa Patriot. MEADS được phát triển với sự hợp tác của Đức, Italy và Mỹ với khả năng bảo vệ bao quát phạm vi 360 độ chống các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay, UAV và các đạn rocket cỡ lớn (ví dụ đạn pháo phản lự BM-30 Smerch của Nga).
Tổ hợp phòng không - phòng thủ tên lửa MEADS được cấu thành từ 5 thành phần chính gồm: radar điều khiển hỏa lực; radar trinh sát/giám sát; hệ thống điều khiển trung tâm; bệ phóng tên lửa và đạn tên lửa đặt trong hộp.
Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực đa chức năng (MFCR) được trang bị radar mạng pha chủ động có thể cung cấp khả năng điều khiển hỏa lực và giám sát cho tới khi radar giám sát tham gia mạng lưới.
Radar giám mạng kiểu mạng pha chủ động quét 360 độ cung cấp khả năng phát hiện mối nguy hiểm trên không như mục tiêu cơ động cao, tín hiệu phản xạ radar thấp gồm: tên lửa đạn đạo tầm ngắn - trung; tên lửa hành trình và các mối đe dọa khác.
Trung tâm tác chiến TOC BMC4I (quản lý chiến trường; kiểm soát; chỉ huy; liên lạc; máy tính; tình báo) - "cơ quan đầu não" của tổ hợp tên lửa MEADS làm nhiệm vụ kết nối các thành phần vào thể thống nhất trong tổ hợp phòng không - phòng thủ tên lửa.
Trong ảnh là bệ phóng tự hành lắp 8 hộp đạn của tổ hợp tên lửa tầm trung MEADS.
Tổ hợp tên lửa MEADS trang bị đạn tên lửa PAC-3 MSE do Mỹ sản xuất, với các cải tiến về tầm bắn cũng như độ chính xác. Nó có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo ở tầm 35km, độ cao 24,2km với tốc độ bay Mach 4,1. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga có tốc độ bay Mach 2,1. Vì thế, PAC-3 MSE hoàn toàn có khả năng đánh chặn được loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm của Nga.
Ngoài PAC-3 MSE, người Đức đang nghiên cứu phát triển tên lửa phòng không IRIS-T SL cho MEADS. Đây là biến thể dùng trên mặt đất được phát triển từ tên lửa không đối không IRIS-T.
Tổ hợp phòng thủ tên lửa MEADS có khả năng không vận dễ dàng bằng các loại máy bay vận tải cỡ lớn như A400M mà Đức và nhiều nước châu Âu khác đang sử dụng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
"Rồng lửa" Patriot bất lực trước tên lửa Scud? Nhiều câu hỏi đã được đặt ra sau khi các tổ hợp tên lửa Patriot do NATO bố trí tại 3 tỉnh thành của Thổ Nhĩ Kỳ không thể chặn được một tên lửa Syria bắn vào nước này. Tờ Hurriyet Daily News (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin: Trong một tuyên bố hôm 25/3, Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết,...