Đức quan tâm vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Đức cho biết sẽ trao đổi vấn đề Biển Đông tại ASEM 10 tới để tạo được con đường hàng hải tự do, an ninh, an toàn.
Ngày 15/10, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành hội đàm tại Phủ Thủ tướng Đức.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức với việc triển khai thành công nhiều nội dung trong Kế hoạch hành động chiến lược; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao nhằm tạo xung lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Hai thủ tướng đánh giá quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đức có sự phát triển nhanh về mọi mặt.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo
Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí thúc đẩy tiến độ các dự án hợp tác trọng điểm như Ngôi nhà Đức, xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực thúc đẩy đầu tư của Đức vào Việt Nam.
Hai bên thống nhất tạo điều kiện để các doanh nghiệp và nhà đầu tư của mỗi nước hoạt động và kinh doanh thuận lợi tại thị trường của nhau nhằm khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Đức đã cung cấp ODA cho Việt Nam, góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Phía Đức đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác sử dụng hiệu quả nguồn vốn do Chính phủ Đức tài trợ và khẳng định sẽ tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên là năng lượng, bảo vệ môi trường và dạy nghề.
Phía Đức khẳng định ủng hộ Việt Nam trong xây dựng và phát triển Trường Đại học Việt-Đức, dự án hải đăng của hai nước trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, thành một trường đại học tiêu biểu xuất sắc, có đẳng cấp trong khu vực.
Hai bên nhất trí đánh giá Chương trình hợp tác thí điểm đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc dài hạn tại Đức đã thu được kết quả tốt và là cơ sở cho việc mở rộng chương trình trong thời gian tới, hướng tới những ngành nghề xã hội Đức đang có nhu cầu và lao động Việt Nam có thể đáp ứng như kỹ thuật điện, nước…
Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), ASEAN-EU.
Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel khẳng định cuộc hội đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp, theo đó hai bên đã thảo luận, thống nhất nhiều phương hướng hợp tác và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức phát triển hiệu quả và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đề nghị Đức trên tinh thần Đối tác chiến lược và là nước có vai trò quan trọng trong EU, ủng hộ Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với EU.
Thủ tướng Đức khẳng định Chính phủ Đức ủng hộ việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU và thúc đẩy EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào thời điểm ký Hiệp định.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU là hiệp định quan trọng, mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho hai bên.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như ASEAN-EU, ASEM và Liên hợp quốc.
Hai bên đồng thời dành thời gian trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Trả lời câu hỏi Việt Nam có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng tôi có lẽ cũng như tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế. Tôi cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nêu rõ quan điểm Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và coi đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định: “Đức rất quan tâm có một con đường hàng hải tự do và an toàn. Chính vì vậy chúng tôi thường xuyên nói về vấn đề này trong phạm vi song phương và tại khu vực Liên minh châu Âu chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình và các quốc gia thực đúng các cam kết quốc tế của mình. Không chỉ có Đức mà nhiều nước trong Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này tại ASEM 10 tới để tạo được con đường hàng hải tự do, an ninh, an toàn”.
Theo TTXVN
Nếu NATO tiến gần Nga sẽ hành động
Theo Lenta dẫn nguồn chính phủ Nga cho biết, Moscow sẽ có hành động cụ thể nếu NATO thực hiện mở rộng căn cứ áp sát biên giới Nga.
Theo thông báo chính thức trên Twitter của phái đoàn thường trực Nga tại NATO ngày 27/8 nêu rõ: "Moscow sẽ hành động trước động thái NATO mở rộng về phía Đông nhằm đảm bảo an ninh Liên bang Nga".
Tuyên bố này được Nga đưa ra một ngày sau khi Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen, tại cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Guardian, cho biết NATO nghiêm túc xem xét kế hoạch mở rộng căn cứ quân sự về phía Đông.
Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen khẳng định, ông sẽ cố gắng thu hẹp sự khác biệt giữa các thành viên trong NATO về vấn đề căn cứ quân sự gần biên giới Nga tại Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới tại Cardiff, xứ Wales, (dự kiến diễn ra trong hai ngày 4 và 5/9).
Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận
Trước đó, hôm 25/8, một số nước NATO, bao gồm Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia chính thức kêu gọi các thành viên khác của khối này đặt Nga làm mục tiêu của hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo mà Mỹ triển khai ở châu Âu để bảo vệ Liên minh châu Âu (EU).
Theo các quan chức Nga, "NATO dường như đang xem Nga là kẻ thù", đồng thời nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ thường trực của NATO là các vấn đề về an ninh quốc tế, chứ không phải xoa dịu các đồng minh ở phía Đông.
Mặc dù ông Anders Fogh Rasmussen thông báo về kế hoạch mở rộng căn cứ của NATO, nhưng kế hoạch này có thực hiện được hay không lại là vấn đề khác.
Được biết, vấn đề thiết lập các căn cứ của NATO ở phía đông châu Âu không nhận được sự ủng hộ nhất quán trong liên minh. Pháp, Ý, và Tây Ban Nha phản đối sáng kiến này, trong khi Mỹ và Anh ủng hộ đề xuất tăng cường quân đội ở phía đông châu Âu.
Đức cũng phản đối việc triển khai các căn cứ mới tại châu Âu. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần nói rằng Hiệp ước Nga-NATO ký kết năm 1997 vẫn còn hiệu lực.
Hiệp ước trên đã chính thức kết thúc sự thù địch giữa Nga và NATO. Với thỏa thuận đó, Moscow khẳng định rằng phương Tây đã cam kết không thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào tại các quốc gia thuộc khối Đông Âu, vốn gia nhập NATO sau khi Liên Xô sụp đổ.
Các nguồn tin cho hay hội nghị thượng đỉnh tới đây của NATO tại Cardiff, Anh sẽ tránh sử dụng từ "thường trực" để miêu tả các căn cứ mới, nhưng sự hiện diện ở phía đông châu Âu nhiều khả năng sẽ sớm bắt đầu. Thành phố cảng Szczecin của Ba Lan có thể sẽ là nơi đặt trụ sở cho các căn cứ mới.
Theo_Báo Đất Việt
"Đầu tầu" EU lao dốc vì đòn trừng phạt Nga Các nhà kinh tế lo ngại sự hồi phục của khối đồng tiền chung Euro (Eurozone) có thể sẽ chệch hướng sau khi chỉ số ZEW của Đức lao xuống mức thấp nhất trong 20 tháng qua. Xung đột giữa châu Âu với Nga đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất khu vực này, với niềm tin kinh tế ở Đức...