Đức: Putin lệnh “rút một phần quân” khỏi biên giới Ukraine
Chính phủ Đức ngày 31/3 cho hay Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh “rút một phần” quân khỏi biên giới với Ukraine.
Theo văn phòng Thủ tướng Đức, ông Putin đã thông báo với Thủ tướng Angela Merkel động thái trên trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo. Theo đó, ông Putin đã ra lệnh “rút một phần quân Nga mà ông đã lệnh cho triển khai ở biên giới miền đông Ukraine”.
BBC dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của phương Tây cho hay, hàng ngàn lính Nga vẫn được cho là đang được triển khai dọc biên giới Ukraine.
“Hơn hết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những bước tiếp theo để ổn định tình hình ở Ukraine và Trans-Dniester”, thông báo của văn phòng Thủ tướng cho biết. Trans-Dniester là vùng ủng hộ thân Nga giáp với miền tây Ukraine đã tuyên bố độc lập khỏi Moldova vào năm 1990.
Tuy nhiên, tuyên bố của Điện Kremlin đã không nhắc đến việc rút quân một phần này, mà cho biết 2 nhà lãnh đạo đã thảo luận “những cơ hội để quốc tế ủng hộ hồi phục sự ổn định” ở Ukraine.
Tuyên bố của Kremlin cũng nhắc trước đó, ông Putin đã khẳng định với bà Merkel rằng Ukraine cần phải cải cách hiến pháp để đảm bảo quyền lợi của tất cả các vùng được tôn trọng và kêu gọi các biện pháp chấm dứt “phong tỏa” Trans-Dniester.
Medvedev khẳng định Nga ưu tiên phát triển Crimea
Video đang HOT
Nga sẽ đưa Crimea thành một đặc khu kinh tế.
Trước đó Ukraine lên án chuyến thăm Crimea của Thủ tướng Nga Medvedev và phái đoàn các bộ trưởng chính phủ ngày 31/3.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Kiev cho biết, chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Nga tới bán đảo nằm ở Biển Đen này kể từ khi Crimea được sáp nhập vào Nga là “vi phạm thô bạo” luật lệ quốc tế.
Ông cho biết đã gửi phản đối trước sự có mặt của một quan chức “trên lãnh thổ một nước khác mà không có thỏa thuận trước”.
Crimea đã bỏ phiếu rời Ukraine và gia nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 vừa qua.
Trong khi đó, Thủ tướng Medvedev đã thông báo ông sẽ đưa Crimea thành một đặc khu kinh tế, với ưu đãi về thuế và giảm thủ thục hành chính để thu hút nhà đầu tư. Ông cũng cam kết nhanh chóng thúc đẩy lương và chế độ hưu, cải thiện giáo dục, y tế và hạ tầng cơ sở. Ông cũng khẳng định sự phát triển của Crimea là “ưu tiên của nhà nước” Nga.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Ngoại trưởng Lavrov đã có cuộc điện đàm với ông Kerry vào ngày 31/3, thảo luận “các bước giúp giải quyết cuộc khủng hoảng” Ukraine.
Sau cuộc họp giữa hai ông tại Paris, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier “hi vọng chúng ta sẽ vượt qua sự leo thang tồi tệ nhất này”.
Trong khi đó, vào ngày hôm nay, các ngoại trưởng Nato sẽ nhóm họp ở Brussels, Bỉ, để thảo luận các bước tiếp theo nhằm trấn an các đồng minh và các bước bổ sung nhằm giúp Ukraine.
Theo Dantri
Ngoại trưởng Nga, Mỹ trắng tay rời Paris
Ngoại trưởng Nga, Mỹ đã không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine sau cuộc hội đàm 4 tiếng tại thủ đô Paris (Pháp) vào tối qua ngoài việc nhất trí sẽ tiến hành các cuộc thảo luận tương tự.
Hai ngoại trưởng bắt tay trước khi vào cuộc họp.
Mặc dù hai bên không đạt được thỏa thuận nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng các cuộc hội đàm vẫn "mang tính xây dựng" và hai bên nhất trí sẽ hợp tác với chính quyền Ukraine để tìm kiếm giải pháp.
"Chúng tôi nhất trí hợp tác với chính quyền và nhân dân Ukraine để đạt được tiến bộ về quyền lợi của các dân tộc thiểu số cũng như quyền lợi ngôn ngữ", ông Lavrov nói với hãng thông tấn Interfax sau cuộc hội đàm.
Cũng theo ông Lavrov, hai bên nhất trí tìm kiếm "các điểm nối" để đi tới lập trường chung về giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục khẳng định lập trường cứng rắn của Mỹ trong việc sáp nhập Crimea.
"Trong cuộc trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Lavrov, tôi đã nói rõ rằng Mỹ vẫn coi các hành động của Nga tại Crimea là bất hợp pháp và không chính đáng", ông Kerry cho biết sau cuộc hội đàm.
Nhà ngoại giao Mỹ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về bầu không khí lo lắng và đe dọa đang bao trùm biên giới Nga/Ukraine liên quan đến sự hiện diện của quân đội Nga tại khu vực này. Ông kêu gọi Nga nhanh chóng rút quân, đồng thời khẳng định mọi cuộc đàm phán về tương lai của Ukraine phải có sự tham gia của giới lãnh đạo ở Kiev.
"Dù Mỹ hay Nga, hay bất kỳ ai cũng không có quyền áp đặt bất kỳ kế hoạch nào cho người dân Ukraine. Mỹ đang tham vấn với Ukraine về các bước đi tới giải pháp tháo gỡ khủng hoảng và chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ giải pháp nào không có sự tham gia của chính quyền Ukraine", ông Kerry nói trong một cuộc phỏng vấn riêng với hãng thông tấn RIA.
Ông thừa nhận hai bên "đã đưa ra các gợi ý về cách thức hạ nhiệt căng thẳng", mặc dù có những đánh giá khác nhau về các sự kiện dẫn tới khủng hoảng.
Cuộc gặp cấp ngoại trưởng được tiến hành chớp nhoáng sau cuộc điện đàm trước đó giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Cuộc gặp được ông Kerry chủ động thiết lập khi ông đang trên đường trở về từ Trung Đông để đáp lại cuộc gọi của Tổng thống Putin cho người đồng cấp Obama trước đó.
Theo kế hoạch, các ngoại trưởng NATO sẽ nhóm họp vào thứ Ba và thứ Tư tuần này để thảo luận về Ukraine trong bối cảnh Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Nga.
Vũ Anh
Theo dantri
Ngoại trưởng Lavrov: Nga không có ý định đưa quân tới Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 29/3 tuyên bố Mátxcơva không có ý định đưa quân tới Ukraine, và cho biết những chia rẽ giữa Nga và phương Tây về cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang dần thu hẹp. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. "Chúng tôi hoàn toàn không có ý định và cũng không có mong muốn vượt qua biên giới Ukraine",...