Đức phục hồi được các tế bào beta tuyến tụy để trị bệnh tiểu đường
Theo EurekAlert, một nhóm khoa học từ Đức đã thông báo kết quả điều trị thử nghiệm thành công bệnh tiểu đường. Phương pháp mới giúp phục hồi chức năng của các tế bào beta tuyến tụy bị mất các đặc tính do sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Trong ảnh, nhân tế bào màu trắng, tế bào beta và insulin màu xanh lá cây, tế bào alpha (hormone glucagon) màu đỏ và delta (hormone somatostatin) màu đỏ tươi – Ảnh: Helmholtz Zentrum Mnchen
Trong các thí nghiệm với mô hình chuột, các nhà khoa học đã thử nghiệm liệu pháp hormone estrogen, được phân phối bằng peptide GLP-1. Liệu pháp hormone cùng với việc tiêm insulin đã tăng cường khả năng sống sót của các tế bào beta tuyến tuỵ và khôi phục chức năng của chúng trong tất cả các mô hình động vật mắc bệnh tiểu đường.
Liệu pháp đó bình thường hóa chỉ số đường huyết, khả năng dung nạp glucose và tăng nồng độ insulin. Điều quan trọng là liều cao GLP-1/estrogen không gây độc tính ở động vật, đây là điều kiện tiên quyết cho các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai.
Video đang HOT
Được biết, các loại thuốc hiện đại không thể làm chậm sự suy giảm chức năng tế bào beta. Kết quả điều trị bằng liệu pháp phối hợp mở ra khả năng thuyên giảm bệnh tiểu đường ở những người mới chớm mắc bệnh.
Mục tiêu mà các nhà khoa học Đức đặt ra là khám phá lợi ích tiềm năng của điều trị GLP1/estrogen trên mô hình động vật và trên tế bào người nuôi cấy trong ống nghiệm.
Kết quả từ nghiên cứu này cũng như các nghiên cứu trong tương lai nhằm áp dụng trên người nếu chứng minh được sự an toàn của hợp chất, có thể mở đường cho các nghiên cứu lâm sàng sử dụng GLP-1 làm peptide vận chuyển estrogen cũng như các loại thuốc mới khác để nhắm trực tiếp vào các tế bào beta giúp tái tạo tế bào beta tuyến tụy và thuyên giảm bệnh tiểu đường.
Vũ Trung Hương
Theo Một thế giới
Ăn 'khôn ngoan' giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và giảm cân
Một nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hơn vào buổi sáng thay vì buổi tối có thể ngăn ngừa béo phì và ngăn ngừa lượng đường cao trong máu.
Ảnh minh họa
Kết quả của một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism cho thấy nếu ănnhiều hơn vào bữa sáng thay vì bữa tối có thể ngăn ngừa béo phì và ngăn ngừa lượng đường cao trong máu, theo The Healthsite.
Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Luebeck (Đức), cơ thể chúng ta sẽ tiêu hao năng lượng khi chúng ta tiêu hóa thức ăn để hấp thụ, tiêu hóa, vận chuyển và lưu trữ chất dinh dưỡng. Quá trình này được gọi là sinh nhiệt do chế độ ăn kiêng (DIT), đây là thước đo mức độ trao đổi chất của chúng ta, chúng hoạt động có thể khác nhau tùy thuộc vào giờ ăn.
Tiến sĩ Juliane Richter, tác giả của nghiên cứu trên, cho biết "tiêu thụ bữa ăn vào bữa sáng, bất kể lượng calo chứa trong đó tạo ra sinh nhiệt cao gấp đôi so với cùng một bữa ăn cho bữa tối".
Nghiên cứu trên cũng cho thấy sự gia tăng lượng đường trong máu và nồng độ insulin đã giảm đi nếu ăn nhiều hơn vào bữa sáng thay vì bữa tối. Hơn nữa, ăn một bữa sáng ít calo làm tăng sự thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt, theo The Healthsite.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
9 tác hại của thói quen ăn ngọt Chế độ ăn uống hàng ngày với mức hấp thu đường cao gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên hấp thu không quá 5% mức năng lượng hàng ngày từ đường, tức khoảng 25g/ngày (tương đương 6 muỗng cà-phê nhỏ). Điều này nghe có vẻ dễ thực hiện nhưng các thoại thực...