Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Thanh Đàm viên tịch
Sau 98 năm trụ thế, hạ lạp 78 năm, Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viên tịch.
Lễ tang được tổ chức tại chùa Hòa Lạc, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 20/1, tại chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình diễn ra lễ viếng Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình.
Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm viên tịch sau 98 trụ thế, 78 hạ lạp (Ảnh: GHPG VN).
Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm do tuổi cao sức yếu đã viên tịch vào hồi 13h30 ngày 18/1/2022 tại chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trụ thế 98 năm, hạ lạp 78 năm.
Video đang HOT
Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thế danh Phan Văn Phàn (SN 1924 xã Kim Định, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), xuất gia năm 1936.
Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm là một vị giáo phẩm cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam, có nhiều đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.
Trong suốt cuộc đời tu hành, Đại lão Hòa thượng luôn là tấm gương quy tụ tăng ni, phật tử đoàn kết, góp phần lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vì cộng đồng.
Tang lễ Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Đàm – Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được cử hành theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Ảnh: GHPG VN).
Những đóng góp của Đại lão Hòa thượng với đất nước đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Chiều 19/1, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, thắp hương viếng tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm. Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức tôn giáo; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình cũng đã đến viếng Đại lão Hòa thượng.
Theo thông báo phát đi của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tang lễ Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Đàm – Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được cử hành theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Lễ viếng Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm tại chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Ảnh: GHPG VN).
Lễ viếng chính thức Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm tổ chức từ 15h ngày 19/1 đến hết ngày 20/1. Lễ truy điệu được cử hành lúc 7h30 ngày 21/1, sau đó nhập tháp trong khuôn viên chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Chùa Phật tích tại Lào tổ chức lễ truy điệu Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Cùng với các tăng ni, phật tử trong nước, sáng 24/10, tại thủ đô Viêng Chăn, Chùa Phật tích đã tổ chức lễ truy điệu Đại lão hòa thượng, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Thích Phổ Tuệ.
Các tăng ni, phật tử tại Lễ truy điệu Đại lão hòa thượng, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ tại Chùa Phật tích, Lào. Ảnh: Thu Phương
Tham dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đại diện Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn, đại diện Liên minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Lào cùng nhiều tăng ni, phật tử tại Viêng Chăn.
Phát biểu tại lễ truy điệu, Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nêu lại tiểu sử và hoạt động phật sự của Đại lão hòa thượng; đồng thời khẳng định, trải qua 105 năm hiện diện ở cõi Sa Bà, với 85 hạ lạp, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã trọn đời hiến dâng cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh. Ngài đã đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là vị cao tăng uyên thâm Phật pháp, đức trí vẹn toàn, có nhiều đóng góp to lớn, là tấm gương quy tụ tăng ni, phật tử đoàn kết, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", giữ vững truyền thống "Hộ quốc, an dân" của Phật giáo Việt Nam. Công đức của Đại lão Hòa thượng luôn được Nhà nước và GHPGVN trân trọng ghi nhận và đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh, là bậc chân tu nổi tiếng tinh thông kim cổ, trọn đời sống thanh bần, lạc đạo, tụng kinh viết sách, tu tập dưới mái chùa làng khiêm tốn, thanh tịnh, Đại lão Hòa thượng đã tham gia biên soạn, dịch, hiệu đính nhiều tác phẩm về Phật học ở Việt Nam. Đại lão hòa thượng ra đi nhưng cuộc đời đức hạnh của Ngài mãi mãi hằng hữu trong trang sử huy hoàng của Phật giáo Việt Nam.
Trong không khí trang nghiêm và thành kính, dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Quang, các đại biểu cùng các tăng ni, phật tử tại Viêng Chăn đã tụng kinh tưởng niệm công đức của Đại lão hòa thượng, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ.
Các tăng ni, phật tử tại Lễ truy điệu Đại lão hòa thượng, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ tại Chùa Phật tích, Lào. Ảnh: Thu Phương
Thời gian qua, Chùa Phật tích cùng các tăng ni phật tử và cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã kêu gọi quyên góp hỗ trợ đồng bào trong nước, hướng về quê hương; đồng thời có nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam tại Lào và người dân sở tại phòng chống dịch COVID-19 như trao tặng nhiều suất quà cho các hộ gia đình người Việt có hoàn cảnh khó khăn do COVID-19 ở thủ đô Viêng Chăn, tặng nhiều nhu yếu phẩm nhằm chung tay chia sẻ khó khăn với các tầng lớp nhân dân Lào đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, đặc biệt là những người đang bị cách ly tại các trung tâm do nhà nước quản lý ở Lào...
Người dân tấp nập đi tảo mộ dịp cuối năm Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, người dân khắp cả nước lại đi tảo mộ, dọn dẹp phần mộ, thắp hương mời ông bà, tổ tiên trong gia tộc về đón Tết cùng với con cháu. Với người dân Việt Nam, tục tảo mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hóa không thể thiếu, đây là cách để con...