Đức phát hiện ổ dịch lớn trong lò mổ, hơn 650 ca nhiễm Covid-19
Giới chức y tế Đức đang chạy đua với thời gian để khống chế đợt bùng phát mới của dịch Covid-19 sau khi phát hiện 650 công nhân một lò mổ mắc COVID-19.
Hãng Tonnies ngày 17/6 thông báo tạm thời đóng cửa cơ sở chế biến thịt ở Guetersloh, nằm giữa hai thành phố Dortmund và Hanover, thuộc bang North Rhine-Westphalia. Có 650 công nhân làm việc tại lò mổ đã xét nghiệm dương tính với virus corona, theo CNN.
Theo Gereon Schulze Althoff, giám đốc quản lý chất lượng và dịch vụ thú y của Tonnies, một số lao động nước ngoài ở cơ sở đã đi lại giữa các vùng trong thời gian qua và có khả năng mang theo mầm bệnh. Ông nói người lao động và sức khỏe của họ là ưu tiên hàng đầu.
Ông thừa nhận duy trì giãn cách tiếp xúc trong môi trường làm việc là điều không dễ dàng. Cơ sở sản xuất này không được thiết kế để đối phó với đại dịch.
Nhà máy chế biến thực phẩm của Tonnies trở thành ổ dịch mới nhất tại Đức. (Ảnh: BBC)
Video đang HOT
Chính quyền địa phương đã đóng cửa toàn bộ nhà trẻ và trường học kể từ ngày 18/6. Lệnh phong tỏa toàn diện chưa được áp dụng. Theo thỏa thuận giữa các bang, nếu số ca nhiễm mới vượt tỷ lệ 50/100.000 dân trong vòng 7 ngày, giới chức địa phương cần áp dụng các biện pháp khống chế bùng phát dịch.
Thủ tướng Angela Merkel ngày 17/6 gia hạn lệnh cấm tổ chức sự kiện quy mô lớn đến sớm nhất là cuối tháng 10. Sau cuộc gặp với thủ hiến 16 bang của Đức, bà Merkel kêu gọi người dân thận trọng khi nới lỏng những biện pháp ứng phó COVID-19. Lệnh giãn cách tiếp xúc vẫn có hiệu lực trên toàn quốc.
Tính đến ngày 18/6, Đức đã ghi nhận 188.604 ca nhiễm virus corona và 8.868 ca tử vong vì COVID-19, theo thống kê từ Đại học Johns Hopkins. Đức áp dụng chiến lược xét nghiệm trên diện rộng và có hệ thống y tế giàu nguồn lực. Các bệnh viện nước này còn tiếp nhận cả người nhiễm từ láng giềng châu Âu.
Đức đã dỡ bỏ một số hạn chế nghiêm ngặt và mở cửa lại biên giới. Tuy nhiên, ổ dịch từ lò mổ miền Tây nước Đức đang làm dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai, tương tự những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh và New Zealand.
Tuần qua, New Zealand đã tuyên bố hết dịch sau 40 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng. Nhưng đến đầu tuần này, cơ quan y tế quốc gia đã phát hiện 2 phụ nữ đến từ Anh xét nghiệm dương tính với virus corona. Sau đó, New Zealand phát hiện thêm một ca nhiễm trong nước.
Bắc Kinh cũng đang chạy đua với thời gian để khống chế ổ dịch Tân Phát Địa, chợ đầu mối thực phẩm lớn nhất thành phố. Ổ dịch bùng phát sau 56 ngày thủ đô Trung Quốc không xác nhận thêm ca nhiễm trong cộng đồng.
G7 'mạnh mẽ kêu gọi' Trung Quốc nghĩ lại về luật an ninh cho Hong Kong
Ngoại trưởng các nước G7 ngày 17/6 ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc cân nhắc lại luật an ninh cho Hong Kong, giữa lúc các quan chức cao cấp Mỹ - Trung đang có cuộc gặp.
"Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Trung Quốc xem xét lại quyết định", các ngoại trưởng G7 cho biết trong tuyên bố ngay trước khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đối thoại với quan chức cao cấp Trung Quốc Dương Khí Trì ở Hawaii, theo AFP.
Ông Dương nguyên là bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương.
Các ngoại trưởng G7 cho biết có "lo ngại sâu sắc" về luật an ninh mà Trung Quốc đang soạn thảo cho Hong Kong. Bắc Kinh vốn hứa hẹn cho Hong Kong sự tự trị, theo chủ trương "một quốc gia, hai chế độ", trước khi Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc năm 1997.
Một cuộc biểu tình phản đối luật an ninh tại Hong Kong. Ảnh: AFP.
Luật an ninh sẽ cấm các hoạt động mà phía Bắc Kinh cho là chống đối ở Hong Kong, thành phố đã chứng kiến biểu tình lớn nhiều tháng liền vào năm 2019, theo AFP. Biểu tình cũng bùng phát trở lại sau quyết định ban hành luật an ninh quốc gia.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã cho biết quy tắc một quốc gia, hai chế độ đã "đạt thành công chưa từng có ở Hong Kong", nhưng cũng đem lại "các rủi ro an ninh quốc gia đáng kể".
"Quyết định của Trung Quốc không phù hợp với Luật Cơ bản của Hong Kong và các cam kết quốc tế của Trung Quốc theo nguyên tắc của Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh, vốn đã được nộp lên Liên Hợp Quốc và có tính ràng buộc pháp lý", thông cáo của các ngoại trưởng G7 cho biết.
"Chúng tôi cũng rất lo ngại hành động này sẽ tước đi và đe dọa các quyền tự do cơ bản của (người dân Hong Kong) đang được bảo vệ bởi sự thượng tôn pháp luật và một hệ thống tư pháp độc lập", thông cáo nói thêm.
G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu. Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm...