Đức, Pháp sẽ có cách giải quyết nợ công Eurozone
Tuyên bố tại một cuộc họp báo chung ở Berlin, Đức cuối ngày 9/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cam kết sẽ sớm đưa ra những biện pháp khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng euro ( Eurozone).
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh minh họa. (Nguồn: g-8.de)
Hai nhà lãnh đạo cấp cao Pháp và Đức đã đưa ra tuyên bố này sau cuộc hội đàm nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công đang có nguy cơ lây lan trong khu vực. Hai bên thông báo từ nay tới cuối tháng 10/2011, Đức và Pháp sẽ đưa ra một đề nghị tổng thể nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone.
Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Nicolas Sarkozy không công bố chi tiết, nhưng cho biết, trong cuộc đấu tranh chống cuộc khủng hoảng tài chính, Đức và Pháp sẽ hỗ trợ những ngân hàng bị ảnh hưởng và tới cuối tháng 10 sẽ đưa ra một “gói cứu trợ tổng thể” cùng với một tầm nhìn mới cho châu Âu.
Video đang HOT
Hai bên khẳng định không có sự bất đồng và quyết tâm chăm lo cho sự ổn định của đồng euro để có thể thể hiện một châu Âu mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tháng 11 tới tại Cannes, Pháp, làm cho hội nghị thượng đỉnh này trở thành một thành công cho nền kinh tế thế giới.
Hai nhà lãnh đạo cấp cao Pháp và Đức khẳng định rằng Hy Lạp phải tiếp tục ở lại Eurozone và giờ đây phải tìm ra một giải pháp lâu dài cho đất nước này. Hai bên cho biết đang hợp tác chặt chẽ với “Bộ Ba” gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban châu Âu là các đơn vị đang kiểm tra tình hình ở Hy Lạp, để tìm cách giải quyết vấn đề.
Hai bên bày tỏ hy vọng rằng Quỹ cứu trợ mở rộng, được gọi là Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), sẽ sớm được tất cả các nước thành viên Eurozone ký kết.
EFSF sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên Eurozone thông qua. Quỹ này sẽ cung cấp những khoản vay cho các nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như là một biện pháp phòng ngừa khủng hoảng; mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ trong Eurozone trên thị trường thứ cấp; cấp tiền cho các quốc gia thành viên để tái cấp vốn cho những ngân hàng bị tác động nghiêm trọng bởi gánh nặng nợ nần.
EFSF sẽ thay thế cho Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) – một quỹ cứu trợ thường trực của EU sẽ hết hạn hiệu lực vào năm 2013./.
Theo TTXVN
Đảng Xã hội Pháp tìm ứng viên tổng thống
Cựu thủ lĩnh Đảng Francois Hollande có nhiều ưu thế hơn cả. Trong khi đó, các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Sarkozy đang ở mức thấp nhất
Đảng Xã hội Pháp hôm 9-10 tổ chức bỏ phiếu vòng 1 để xác định ai trong số 6 ứng viên sẽ tham gia tranh cử chức tổng thống (TT) vào năm tới. Sau một loạt cuộc tranh luận giữa các ứng viên, cựu thủ lĩnh đảng Francois Hollande có nhiều ưu thế nhất, đứng thứ hai là thủ lĩnh đảng hiện nay Martine Aubry. Vị trí thứ ba thuộc về bà Segolene Royal, từng không được chọn làm ứng viên TT năm 2007. Các ứng viên khác cũng tham gia cuộc bỏ phiếu này là Jean-Michel Baylet, Manuel Valls và Arnaud Montebourg.
Theo hãng tin AP, ở Pháp, cuộc bỏ phiếu đầu tiên mở rộng cho tất cả mọi người bỏ phiếu có đăng ký, chứ không chỉ dành cho các thành viên Đảng Xã hội. Người bỏ phiếu được yêu cầu ký cam kết rằng họ chia sẻ các nguyên tắc của đảng này và đóng góp 1 euro vào chi phí tổ chức cuộc bỏ phiếu.
Số người tham gia bỏ phiếu hôm 9-10 là chỉ dấu quan trọng cho thấy số lượng người ủng hộ Đảng Xã hội có thể được chờ đợi tăng lên trong cuộc đua tranh chức TT. Tháng trước, đảng này đã giành quyền kiểm soát ở thượng viện nhưng cuộc bầu cử đó là gián tiếp qua các giới chức được bầu ở địa phương chứ không phải được công chúng bầu trực tiếp.
Nếu như không ứng viên nào nhận được hơn 50% số phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hôm 9-10, một cuộc bỏ phiếu khác sẽ được tổ chức vào ngày 16-10 giữa 2 ứng viên có số phiếu cao nhất. Người chiến thắng sẽ ra tranh cử với TT Nicolas Sarkozy vào tháng 4-2012.
Trong khi đó, các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho TT Sarkozy đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Các cử tri cánh tả nổi giận về các biện pháp giảm chi tiêu của ông. Nhiều đảng viên bảo thủ thất vọng vì ông đã không dũng cảm hơn trong việc nới lỏng các quy định của thị trường lao động cũng như đã không làm giảm căng thẳng giữa cảnh sát và giới trẻ trong các dự án về nhà ở vùng ngoại ô.
Trước đây, cựu tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn một thời gian dài đã được thừa nhận sẽ trở thành ứng cử viên TT của Đảng Xã hội. Thế nhưng, xì-căng-đan tình dục với một nhân viên dọn phòng khách sạn ở New York (Mỹ) hồi tháng 5 đã làm đảo lộn các kế hoạch của đảng này.
Theo Người Lao Động
Pháp cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về vụ diệt chủng năm 1915 Theo Reuters, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 7/10 đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng, nước này có thể sớm bị Pháp xem là bất hợp pháp nếu không thừa nhận việc sát hại hàng loạt người Armenia trong thời kỳ đế chế Ottoman năm 1915 là diệt chủng. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang trong chuyến thăm Armenia 2 ngày. (Nguồn:...