Đức-Pháp muốn thoát Mỹ, tự khắc chế Su-57 Nga
Đức, Pháp, Tây Ban Nha phối hợp sản xuất máy bay chiến đấu thể hệ thứ 6, được ví là khắc tinh của Su-57 Nga.
Trang tin quân sự Defense News đăng tải, Pháp và Đức đã ký hợp đồng hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tương lai được cho là thuộc thế hệ thứ 6 mang tên SCAF.
SCAF được phát triển dựa trên nền tảng hàng không quân sự tương lai với sự hợp tác giữa các quốc gia châu Âu. Ảnh: Defense News.
Theo thỏa thuận vừa đạt được, Đức và Pháp sẽ triển khai giai đoạn phát triển đầu tiên của SCAF, kéo dài trong 1 năm rưỡi.
Tổng chi phí của giai đoạn đầu tiên của SCAF ước khoảng 150 triệu Euro. Mục tiêu của giai đoạn đầu tiên là phác thảo thiết kế, hoàn thiện các công nghệ được ứng dụng trên máy bay chiến đấu tương lai… để tạo ra mô hình hoàn chỉnh thử nghiệm trong hầm gió.
Nguyên mẫu đầu tiên của SCAF sẽ xuất hiện vào năm 2025 và chính thức đưa vào biên chế từ năm 2040.
Đức yêu cầu các doanh nghiệp nội địa được tham gia sâu vào quá trình phát triển các hệ thống lõi của SCAF. Tuy nhiên, do chương trình mới dừng ở giai đoạn phác thảo dự án, nên không rõ Đức sẽ chịu trách nhiệm phát triển những thành phần nào trên SCAF.
Giới quan sát lưu ý, cần có thêm sự góp mặt của các quốc gia thành viên khác của châu Âu. Bên cạnh đó, SCAF cũng có tiềm năng là một chương trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai hợp nhất chung của châu Âu.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói với các phóng viên sau lễ ký kết với các đối tác của ông từ hai nước còn lại: “Đây là một dự án rất tham vọng giữa Pháp, Đức và có thêm sự tham gia của Tây Ban Nha… Dự án sẽ cho phép các quốc gia của chúng ta đối mặt với các mối đe dọa và thách thức trong nửa sau của thế kỷ 21… và minh họa ý chí và tham vọng của chúng ta đối với một nền quốc phòng chung của châu Âu”.
Nguyên mẫu máy bay chiến đấu mới này sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỉ euro trước khi hoàn thành vào năm 2026. Việc sản xuất máy bay này sẽ bắt đầu vào năm 2040.
Vệc SCAF có thể cất cánh lần đầu tiên vào năm 2040 hay không vẫn là dấu hỏi lớn. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 là lĩnh vực công nghệ hàng không hoàn toàn mới và ẩn chứa nhiều thách thức kỹ thuật không dễ dàng vượt qua.
Đức và Pháp đồng ý thúc đẩy một máy bay chiến đấu thế hệ mới đối đầu Nga.
Biên bản hợp tác đã được thông qua trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parley và người đồng cấp Đức Annegret Kramp-Karrenbaer hôm 20/2.
Tây Ban Nha được cho là một bên đối tác của SCAF song chưa rõ mức độ tham gia trong sản phẩm chung này. Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Angel Olivares Ramirez cũng có mặt tại lễ ký kết.
Trong quá khứ, châu Âu từng có tiền lệ xấu trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu hợp nhất Eurofighter. Chính vì sự bất đồng trong phát triển biến thể hải quân của Eurofighter, Pháp đã quyết định rút khỏi dự án và phát triển dòng máy bay Rafale riêng. Với SCAF, châu Âu đang cố gắng một lần nữa hợp tác, nhưng lần này đã có các mục tiêu cụ thể hơn.
Máy bay chiến đấu mới của châu Âu có khả năng đánh bại Su-57 Nga?
Châu Âu đang chậm chân so với Mỹ, Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Sự hợp tác Đức-Pháp-Tây Ban Nha có thể mang tới thay đổi thực sự.
Chiếc máy bay mà châu Âu dự định phát triển đã từng được ví von có thể khắc chế máy bay chiến đấu Su-57 Nga.
“Với thế mạnh tàng hình cùng dàn vũ khí tối tân của tiêm kích thế hệ 6, máy bay FCAS đủ sức đánh bại hầu hết chiến đấu cơ trên thế giới hiện nay và là khắc tinh đối với Su-57 Nga” – vị đại diện của liên doanh Dassault Aviation của Pháp và Tập đoàn Airbus tuyên bố trong lần đầu ra mắt máy bay FCAS tại Triển lãm Paris Air Show 2019.
Huy Vũ
Theo Datviet
Pháp và Australia tái khẳng định cam kết đối với dự án đóng tàu ngầm
Hai bên đã cùng nhất trí khẳng định cam kết đầy đủ đối với dự án đóng tàu ngầm, trong đó đặc biệt tôn trọng lịch trình và khả năng của ngành công nghiệp Australia.
Tập đoàn đóng tàu Naval của Pháp đã ký hợp đồng trị giá 34 tỷ USD để thiết kế và đóng 12 tàu ngầm tấn công cho lực lượng hải quân Australia. Ảnh mih họa. (Nguồn: abc.net.au)
Ngày 14/2, Pháp và Australia đã một lần nữa khẳng định lại "cam kết đầy đủ" của mình nhằm đảm bảo các doanh nghiệp địa phương đóng vai trò trong dự án đóng tàu ngầm thế hệ tiếp theo của Australia.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly với người đồng cấp Australia Linda Reynolds bên lề Hội nghị An ninh Munich, hai bên đã cùng nhất trí khẳng định cam kết đầy đủ đối với dự án đóng tàu ngầm, trong đó đặc biệt tôn trọng lịch trình và khả năng của ngành công nghiệp Australia.
Ngoài ra, Bộ trưởng quốc phòng hai nước cũng khẳng định hai bên sẽ cùng hợp tác với nhau để dự án đạt hiệu suất tốt nhất, đồng thời nhấn mạnh dự án lớn với giá trị lên tới hàng chục tỷ USD này có thể được coi là "chìa khóa" cho mối quan hệ chiến lược hai nước.
Trước đó, trong năm 2016, Tập đoàn đóng tàu Naval của Pháp đã ký hợp đồng trị giá 34 tỷ USD để thiết kế và đóng 12 tàu ngầm tấn công cho lực lượng hải quân Australia. Đây được xem là dự án mua sắm quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của Australia.
Dự án này cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho cả hai nước. Theo Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu Naval Herve Guillou, một chiếc tàu ngầm cần khoảng 1 triệu bộ phận và chi tiết và Naval muốn hầu hết các bộ phận và chi tiết này được cung cấp ngay tại Australia.
Tuy nhiên gần đây, phía Tập đoàn Naval đã có những bình luận gây phẫn nộ khi cho rằng ngành công nghiệp Australia không có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc.
Dự kiến, hải quân Australia sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 2032./.
Theo Anh Đức (TTXVN/Vietnam )
Pháp điều tàu sân bay sát Iran sau màn tấn công Syria Trong cuộc tấn công tại Syria hồi năm 2018, Hải quân Pháp có màn thể hiện nhạt nhòa, vì vậy họ quyết tạo ra một sự thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, bà Florence Parly tuyên bố, hải quân nước này sẽ triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle hỗ trợ các hoạt động quân sự chống tổ chức khủng bố...