Đức phản ứng với bình luận của Mỹ về gửi xe tăng Abrams cho Ukraine
Berlin đã bác bỏ bình luận của Nhà Trắng rằng Tổng thống Biden chỉ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine theo yêu cầu của Đức.
Xe tăng Abrams của Mỹ. Ảnh: AFP
Chính phủ Đức ngày 27/2 đã bác bỏ tuyên bố của Nhà Trắng rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đồng ý chuyển giao xe tăng chiến đấu Abrams cho Ukraine khi Berlin trì hoãn việc xem xét khuyến nghị của các quan chức quân sự của nước này.
Phó phát ngôn viên chính phủ Đức Wolfgang Bchner cho biết trong một cuộc họp báo rằng quyết định cùng cung cấp xe tăng chiến đấu là sự đồng thuận từ quan điểm của Đức. Ông Bchner nói: “Đây là những cuộc đàm phán tốt, mang tính xây dựng, trong đó cả hai bên luôn quan tâm đến việc đi đến một cách tiếp cận chung”.
Trước đó ngày 26/2, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: “Ban đầu, Tổng thống (Biden) quyết định không gửi xe tăng Abrams vì Lầu Năm Góc cho biết chúng sẽ không hữu ích trên chiến trường trong cuộc xung đột này”.
Video đang HOT
Thay vào đó, ông Sullivan cho rằng xe tăng Leopard của Đức được coi là hữu ích nhất.
“Nhưng phía Đức đã nói với Tổng thống Biden rằng họ sẽ không sẵn sàng gửi xe tăng Leopard để tham gia cuộc xung đột cho đến khi Mỹ cũng đồng ý chuyển giao xe tăng Abrams”, ông Sullivan thông báo.
Ông Sullivan giải thích vì lợi ích của “sự thống nhất trong liên minh” và “để đảm bảo Ukraine có được thứ họ muốn”, Tổng thống Biden đã đồng ý giao xe tăng Abrams mặc dù chúng không phải là thứ Ukraine cần nhất.
Tuy nhiên, ông Bchner nhắc lại một tuyên bố trước đó của người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit rằng Thủ tướng Olaf Scholz chưa bao giờ nói với Tổng thống Biden rằng việc giao xe tăng Leopard của Đức đi kèm với điều kiện chuyển giao xe tăng Abrams.
Thủ tướng Đức Scholz từ lâu đã do dự trong việc đơn phương gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của Đức. Ông Scholz, người dự kiến sẽ đến thăm Nhà Trắng vào cuối tuần này, thường nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ với Washington.
Gánh nặng lớn với Ukraine khi phương Tây chuyển giao 4 loại xe tăng khác nhau
Việc phương Tây chuyển giao một lượng nhỏ 4 loại xe tăng khác nhau cho Ukraine có thể gây ra gánh nặng hậu lớn đối với Kiev.
Mỹ đã đồng ý chuyển giao số lượng nhỏ xe tăng Abrams cho Ukraine. Ảnh: Reuters
Sau nhiều tháng cân nhắc, các nước như Mỹ, Anh, Đức gần đây đã đồng ý viện trợ xe tăng cho Ukraine để đối đầu với các lực lượng Nga. Theo Trung tá Không quân Mỹ đồng thời là một nhà phân tích quân sự James Hesson, vấn đề là phương Tây có kế hoạch gửi một lượng nhỏ 4 loại xe tăng khác nhau, do đó có thể gây ra gánh nặng lớn đối với Kiev.
Nhìn lại bài học từ Thế chiến thứ hai: Gần cuối cuộc chiến, Đức vận hành hơn 40 loại xe tăng, pháo chống tăng và pháo tự hành, nhiều loại có số lượng hạn chế và hầu như không có phụ tùng thay thế. Điều này tạo ra gánh nặng hậu cần và bảo trì lớn cho lực lượng thiết giáp Đức, đóng một vai trò quan trọng trong việc không thể chống lại các nước Đồng minh.
Ông Hesson cho rằng giờ đây, mặc dù có ý định tốt, nhưng phương Tây sắp đặt Ukraine vào một tình thế khó khăn tương tự, gửi nhiều loại xe tăng phức tạp với số lượng ít.
Hiện tại, Ukraine vận hành các xe tăng do Liên Xô thiết kế, trong đó có những xe tăng được chuyển từ kho dự trữ của các nước Đông Âu trong NATO. Thật không may, kế hoạch hiện tại của phương Tây sẽ làm cho lực lượng xe tăng của Ukraine trở nên tồi tệ hơn, bổ sung thêm số lượng hạn chế những chiếc Challenger 2 của Anh, Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức và Leopard 1 đã lỗi thời.
Việc bảo trì xe tăng là rất phức tạp: Ukraine sẽ cần phải thành lập các đơn vị bảo dưỡng, xây dựng kho bãi cũng như các hệ thống hậu cần phức hợp liên quan cho bốn loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới ngoài các kíp xe tăng hiện có.
Trong một nỗ lực thể hiện thiện chí nhằm thúc đẩy Berlin cho phép cung cấp xe tăng Leopard tới Ukraine, Anh là nước đầu tiên cam kết chuyển giao, nhưng chỉ với 14 xe tăng Challenger 2. Trong khi đó, xe tăng Challenger bắn loại đạn duy nhất nhất với khẩu pháo chính 120mm không thể hoán đổi đạn với xe tăng Leopard hoặc Abrams.
Với Abrams, đây là loại xe tăng có động cơ tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu và yêu cầu bảo dưỡng không giống như động cơ diesel trong phần lớn xe tăng của Ukraine. Ngoài ra, Abrams dự kiến sẽ được giao theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, có nghĩa là chúng sẽ không sớm được chuyển giao cho Ukraine.
Trong khi đó, Leopard 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị cho nhiều quân đội Tây Âu, với hơn 3.200 xe được sản xuất với nhiều biến thể, nhưng có một nhược điểm: Những chiếc Leopard 2 được trang bị ở nhiều quân đội phương Tây, do đó cần có nỗ lực đa quốc gia để chuyển đủ số lượng xe tăng tới Ukraine.
Berlin hiện cũng cam kết cung cấp xe tăng Leopard 1 đã lỗi thời, được đưa vào sử dụng từ năm 1965. Hầu hết các xe tăng này sẽ không có sẵn cho đến năm 2024 vì chúng cần phải được tân trang lại sau hai thập kỷ "nghỉ hưu". Trong khi đó, cũng có vấn đề về đạn dược. Ngoài việc thực sự lỗi thời, Leopard 1 còn có pháo chính 105mm được cho là có nguồn đạn khan hiếm.
Theo Trung tá Hesson, dựa trên các tính năng của bốn loại xe tăng trên, Leopard 2 là lựa chọn tốt nhất cho. Nó có thể được cung cấp với số lượng lớn đồng thời giảm thiểu các vấn đề đau đầu về hậu cần. Thật vậy, phương Tây có thể chuyển giao ít nhất 150 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine vào mùa xuân này. Điều đó sẽ đủ để trang bị cho cả một lữ đoàn thiết giáp, đơn giản hóa công tác hậu cần, cho phép các kíp thủ sớm làm quen và cung cấp một lượng xe tăng dự trữ để bổ sung cho số bị tiêu hao.
Điểm yếu lớn của xe tăng phương Tây khi hoạt động trên chiến trường Ukraine Theo các chuyên gia, trọng lượng nặng hơn của xe tăng chiến đấu chủ lực do các nước thành viên NATO cung cấp cho Ukraine có thể đặt ra các vấn đề khi sử dụng. Vấn đề trọng lượng của xe tăng phương Tây có thể đặt ra thách thức với Ukraine trong việc triển khai. Ảnh: Retuers Trong những tuần gần đây,...