Đức phản đối trao quy chế thành viên NATO cho Ukraine
Trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang chia rẽ về việc có kết nạp Ukraine làm thành viên mới hay không và Mỹ để ngỏ cánh cửa tiếp nhận Ukraine thì Đức kiên quyết phản đối ý tưởng này.
Chính phủ mới ở Ukraine coi việc gia nhập NATo là “mục tiêu cấp bách” (ảnh: usnews.com)
Theo báo “Tấm gương” của Đức, Ngoại trưởng nước này Frank-Walter Steinmeier đã tuyên bố phản đối việc trao cho Ukraine quy chế thành viên NATO. Ông Steinmeier khẳng định: “Trong vấn đề liên minh, như đã nói cách đây nhiều tháng, tôi ủng hộ mối quan hệ đối tác của Ukraine với NATO chứ không phải quy chế thành viên.”
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Chính phủ mới ở Ukraine, trong bản hiệp ước liên minh mới của nước này, coi việc tìm kiếm quy chế thành viên NATO là “mục tiêu cấp bách”. Trong khi Nga yêu cầu phương Tây đảm bảo không kết nạp Ukraine làm thành viên mới của NATO thì Mỹ để ngỏ cánh cửa, cho rằng không có lý do gì đi ngược lại nguyện vọng của Kiev.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ngoại trưởng Đức cũng cho rằng quy chế thành viên Liên minh châu Âu (EU) đối với Ukraine về lâu dài cũng là điều khó có thể trở thành hiện thực. Ông Steinmeier đồng thời cảnh báo Chính phủ Ukraine phải thực hiện ngay những cải cách cấp thiết của đất nước, trong đó phải quyết tâm chống tham nhũng, khắc phục tình trạng quản lý yếu kém về kinh tế và tiến hành những cải cách tổng thể.
Về quan hệ với Moskva, Ngoại trưởng Steinmeier nhấn mạnh không nên làm mất kênh đối thoại với Nga, đồng thời cảnh báo về nguy cơ từ những lời chỉ trích gay gắt không cần thiết trong đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin./.
Theo (Vietnam )
Triều Tiên sẵn sàng nối lại đàm phán 6 bên "vô điều kiện"
Sau cuộc gặp với một lãnh đạo cấp cao của Bình Nhưỡng, điện Kremlin, Nga ngày 20/11 ra thông báo khẳng định Triều Tiên đã sẵn sàng nối lại đàm phán quốc tế về các chương trình hạt nhân của nước này vô điều kiện
Tổng thống Nga Putin (trái) gặp đặc phái viên Triều Tiên Choe Ryong Hae
Trong chuyến công du Mátxcơva vừa qua, đặc phái viên Choe Ryong Hae của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trình lên Tổng thống Nga Putin bức thư của ông Kim, trong đó đề xuất tái khởi động các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân vốn đã bị ngưng trệ suốt 5 năm qua, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
"Một yếu tố quan trong trong các nỗ lực chung của chúng tôi đó là củng cố niềm tin tại khu vực Đông Bắc Á và duy trì hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như tạo điều kiện cho việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên", ông Lavrov phát biểu với hãng tin Sputnik sau cuộc gặp với ông Choe.
Các nhà ngoại giao đã thảo luận một số dự án được đề xuất để hạ nhiệt căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, bao gồm nỗ lực nối lại tuyến đường sắt liền Triều, và xây dựng các tuyến đường ống trung chuyển khí đốt và đường dây điện của Nga qua lãnh thổ Triều Tiên tới Hàn Quốc.
Theo thông tin từ báo giới Nga, đề xuất nối lại đàm phán hạn nhân của ông Kim được đưa ra "vô điều kiện", nhưng tuân theo tuyên bố về các mục tiêu của đàm phán tháng 9/2005.
Tuyên bố này bao gồm một cam kết của Bình Nhưỡng từ bỏ toàn bộ các chương trình hạt nhân và tuân thủ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, để đổi lại những hỗ trợ về năng lượng và các hỗ trợ khác cho Triều Tiên. Đồng thời Mỹ cam kết không có kế hoạch tấn công hay xâm chiếm Triều Tiên.
Triều Tiên từng tiến hành 3 vụ thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013, đi ngược lại hiệp ước nêu trên. Các cuộc đàm phán 6 bên gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Nhật và Mỹ đã bị gián đoạn từ năm 2009.
Trong ngày thứ Năm, các nhà phân tích của Viện Mỹ - Triều Tiên tại Đại học Johns Hopkins đã cảnh báo về những dấu hiệu gia tăng hoạt động tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Họ khẳng định có khả năng Bình Nhưỡng đã tìm cách tách plutonium cấp độ vũ khí từ các thanh nhiên liệu qua sử dụng.
Thanh Tùng
Theo LA Times
Đàm phán hạt nhân Iran đứng trước nguy cơ đổ vỡ Cuộc đàm phán mang tính quyết định giữa Iran và nhóm P5 1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran đang có nguy cơ đổ vỡ và các bên sẽ phải chấp nhận kéo dài đàm phán đến tháng 3 năm sau. Các cuộc đàm phán đang diễn ra rất căng thẳng và ít có khả năng đạt được đột...